Khu nhà vệ sinh ngày càng được quan tâm hơn trong các thiết kế nội thất, từ nhà vệ sinh dành cho gia đình cho đến các khu vụ sinh công cộng. Đặc biệt, đối với các khu trung tâm lớn ngoài việc sử dụng vách ngăn để phân chia không gian, đem đến cái nhìn chuyên nghiệp, mà còn tạo cho người dùng cảm giác thoải mái, dễ chịu, gần gũi, thân thiện với môi trường hơn khi đặt các chậu cây xanh tại đây.
Tuy sử dụng vách ngăn vệ sinh có rất nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng: chống thấm nước, chống nấm mốc bụi bẩn, dễ dàng tẩy rửa mà không sợ bị ăn mòn bởi các chất hóa học… nhưng đây chỉ là các yếu tố để chống lại các tác nhân hữu hình, còn chưa đủ để chống lại các tác nhân vô hình. Mùi khó chịu sẽ được sinh ra trong quá trình trực tiếp sử dụng, nguy cơ vi khuẩn tiềm ẩn cho sức khỏe, và môi trường sẽ không có sự đào thải, cải thiện không khí khiến khu nhà vệ sinh lâu ngày trở lên ngột ngạt… Điều này chỉ có thể được giải quyết bằng cách đặt những chậu cây xanh tốt trong phòng vệ sinh vừa giúp thanh lọc không khí, ngăn chặn nguy cơ gây hại mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ.
Nên chọn những loại cây dễ chăm sóc, có sức sống tốt, cần ít ánh sáng mặt trời, có khả năng thanh lọc không khí, đào thải các chất nặng mùi trong nhà vệ sinh như: amoniac, formaldehyde, benzen… Việc sử dụng cây xanh cho văn phòng cũng là 1 trong những xu hướng thiết kế văn phòng được dự đoán sẽ tiếp tục lên ngôi của năm 2019.
Đặt cây lưỡi hổ trong nhà vệ sinh giúp thanh lọc không khí, hấp thụ chất gây ô nhiễm
– Theo khoa học: Lưỡi hổ là loài có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ chất gây ô nhiễm, cải thiện không gian sống, lưỡi hổ hấp thụ tốt độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde, Bởi vậy, đặt cây trong khu vực vệ sinh sẽ giúp người sử dụng tránh được những độc tố gây hại cho sức khỏe.
Cây lưỡi hổ còn sử dụng axit crassulacean tham gia vào quá trình trao đổi chất hấp thụ carbon dioxide và giải phóng khí oxi vào ban đêm, đây cũng là loại cây phù hợp trong phòng ngủ, tăng cường lượng oxy vào ban đêm.
– Theo phong thủy: Văn hóa Phương Đông coi loài cây này có tác dụng từ tà, xua đuổi ma quỷ, chống lại sự bỏ bùa. Ở Trung Quốc và Nhật bản lưỡi hổ có tên gọi là Tiger Tail Orchid tượng trưng cho sức mạnh của loài hổ dữ.
Cây lưỡi hổ giúp thanh lọc không khí, hấp thụ tốt độc tố, chất gây ô nhiễm trong nhà vệ sinh
Cây lan ý loại bỏ mùi hôi thối cho nhà vệ sinh
– Theo khoa học: Lan ý cũng là một trong những loại cây có thể đặt tại khu vực nhà vệ sinh. Bởi nó có tác dụng khử các loại độc tố như cồn, aceton, formandehyde, và trichloroethylene, hút mùi hôi tại khu vực vệ sinh. Đặc điểm nổi bật của cây là dễ trồng, dễ chăm sóc vì không cần tưới quá nhiều nước, cần ít ánh nắng mặt trời. Bạn nên đặt từ 1-2 cây trong phòng vệ sinh.
Cây lan ý còn được đặt trong không gian làm việc bên cạnh vách ngăn văn phòng để tăng khả năng thanh lọc không khí
– Theo phong thủy: cây lan ý cũng là một phương pháp hóa giải phong thủy xấu cho nhà vệ sinh có tác dụng cân bằng trường khí, hấp thu các nguồn năng lượng xung khắc trong nhà, tạo nên một không gian yên bình và hòa hợp. Đặt chậu cây này trong nhà giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tia bức xạ phát ra từ tivi, điện thoại, lò vi sóng, tủ lạnh… loài hoa cây này còn có tác dụng cân bằng trường khí, hấp thu nguồn năng lượng xung khắc, tạo nên không gian yên bình và hòa hợp.
Cây lô hội (Aloe Vera) thanh lọc không khí, tạo oxi cho nhà vệ sinh
Cây lô hội còn có các tên gọi khác như: cây nha đam, la hội, lao vỹ, tượng can… vừa có tác dụng làm đẹp vừa chữa bệnh đau đầu, chóng mặt, tiêu hóa kém. Cây lô hội có khả năng thanh lọc không khí, giải phóng oxy, hút các khí có hại cho cơ thế như: cacbondioxit (CO), Andehyde formic, cacbonic, lưu huỳnh oxit. Ngoài ra nó còn có tác dụng hút bụi bẩn, tiêu diệt các loài vi khuẩn trong không khí.
Cây lô hội có cả lá và hoa rất thích hợp để làm cảnh, nên đặt ở những nơi có nhiều ánh sáng nhưng không chiếu trực tiếp như phòng khách, phòng ngủ, tạo màu xanh cho ngôi nhà, văn phòng.
Hình dáng cây thân phát triển hướng lên trên với ý nghĩa mang đến sức mạnh, có tác dụng hóa giải hình sát mạnh bên ngoài.
Lô hội có khả năng hút các chất độc hại thanh lọc không khí, giải phóng oxi
Lô hội là giống cây mọng nước, được sử dụng rộng rãi như cây cảnh trang trí. Mặc dù cần rất nhiều ánh sáng nhưng lô hội dễ bị héo úa dưới cường độ ánh sáng mạnh và điều này khiến nó trở thành ứng viên tuyệt vời cho phòng tắm.
Cây cọ xanh
– Theo khoa học: Cọ xanh là loại cây dễ trồng và rất duyên dáng, cọ cảnh là một “bộ máy” lọc amoniac – một thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may và thuốc nhuộm siêu tốt. Loại cây này rất dễ trồng nhưng hơi khó tạo dáng cho thật đẹp.Tuy nhiên khi cây cọ cảnh có “dáng vẻ” ưng ý thì đây đây sẽ trở thành một món trang trí thường xuyên cho các công trình thiết kế nhà. Tham khảo thêm mô hình trồng rau thủy canh tại nhà để luôn có rau sạch, an toàn cho gia đình.
– Theo phong thủy: Cây cọ bên cạnh lợi ích làm thuốc, trong phong thủy, cây cọ có tác dụng sinh tài, giữ của. Các chuyên gia khuyên, gia đình có thể trồng cọ trong sân vườn hoặc chậu, hoặc khu vực nhà vệ sinh.
Cây cọ xanh có tác dụng sinh tài, giữ của cho gia đình
Trên đây là 4 loại cây có tác dụng thanh lọc các chất độc, thải ra khí oxi cho môi trường xung quanh. Bạn có thể sử dụng các loại cây này trong nhà vệ sinh, phòng khách, phòng làm việc vừa tăng tính thẩm mỹ, vừa bảo vệ sức khỏe của mình. Để biết thêm các vấn đề phong thủy khác về nhà vệ sinh bạn tham khảo những chia sẻ từ bài viết: Tổng hợp về phong thủy cho khu nhà vệ sinh
Nguồn: vachnganvietnam.vn( Tổng hợp)