Vài chục năm về trước, mọi người mới chỉ biết đến cầu tiêu, hố xí, và cao cấp hơn là nhà xí. Tại thời điểm đó, điều kiện sống còn nghèo nàn về vật chất, ai cũng đều chú ý đến cái ăn hơn là quan tâm đến việc tìm chỗ để đi vệ sinh.
Nhưng ngày nay, khi đời sống đô thị rất cao, người ta càng coi trọng việc xây dựng công trình phụ. Nếu như ở các vùng quê, khu vực này chỉ được xây ở mức độ đơn giản, thì ở các trung tâm thành phố lớn, nhà vệ sinh thường được thiết kế cầu kỳ hơn và thường sử dụng vách ngăn vệ sinh để phân tách khu vực. Nơi đây, phải đảm bảo được các tiện ích và tính thẩm mỹ trong tổng thể kiến trúc, mà còn phải phù hợp phong thủy.
Dưới góc nhìn phong thủy chính những vị trí được cho là phần phụ như: nhà tắm, nhà vệ sinh lại có quan hệ rất lớn đến sức khỏe của người ở, cũng như tài vận của toàn bộ ngôi nhà. Chính vì vậy mà việc sắp xếp những không gian này càng không thể xem nhẹ.
Khu vực vệ sinh là nơi bài tiết các chất thải, và vốn được thiết kế khá kín đáo, tế nhị. Tuy nhiên, với các kiểu nhà phố có diện tích hạn hẹp, nhà vệ sinh thường khó đảm bảo được yêu cầu như trên. Nhưng dù được đặt tại vị trí nào cũng nhất thiết phải tuân theo quy tắc “tọa hung” tức là nằm ở những cung xấu trong ngôi nhà, và tránh đặt tại vị trí trung tâm (trung cung).
Hơn nữa, khu vực này cũng cần đòi hỏi phải luôn cao ráo, sáng sủa, thoáng đãng, không được bố trí vật gì tạo ra uế khí.Phòng vệ sinh tốt nhất nên “giấu” ở những vị trí khuất tầm mắt. Có thể tiết kiệm diện tích bằng cách bố trí ở những góc không vuông vắn hoặc tận dụng gầm cầu thang nếu thoả mãn điều kiện về phương vị. Và nên tránh đặt nhà vệ sinh: đối diện cửa nhà, cửa bếp…
Trong trường hợp nhà vệ sinh của gia đình bạn đang có những vướng mắc về phong thủy, hãy tham khảo bài viết: Phương pháp hóa giải phong thủy xấu cho phòng vệ sinh để biết thêm chi tiết và có những xử lý kịp thời.
Trong thiết kế nhà ở, khu vực vệ sinh cần được coi trọng ngay từ khi thiết kế trên giấy. Nó cần có được một không gian thoáng đãng nhất định với diện tích và công năng hợp lý. Tránh khu vệ sinh quá nhỏ và thấp tạo cảm giác đè nén hoặc tù túng.
Nếu diện tích cho phép nên tách khu vệ sinh và phòng tắm ra làm hai hạng mục riêng biệt sẽ tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng. Có thể sử dụng cửa kính hoặc vách ngăn vệ sinh chống ẩm mfc để tạo ra hai trường khí riêng.
Nếu bạn thắc mắc tại sao phải sử dụng vách ngăn để phân định rõ ràng 2 khu vực này? Nó chỉ đơn giản là để tạo ra 2 trường khí riêng hay còn có ý nghĩa phong thủy gì khác?
Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn thì xem bài viết: Vì sao phải sử dụng vách ngăn vệ sinh đúng phong thủy?
Sau khi đã tìm hiểu rõ những lý do phong thủy cho việc sử dụng vách ngăn, bạn cũng nên quan tâm đến việc lựa chọn màu sắc vách. Sử dụng các gam màu hợp mệnh gia chủ. Màu sắc cho khu vệ sinh nên là những màu sáng, dịu mát mang tính dương. Có thể sử dụng màu trắng, xanh da trời hay màu vàng nhạt.Tránh dùng những màu đậm và tối mang nhiều âm khí không tốt.
Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ càng hơn về màu sắc vách, nên đọc và tham khảo bài viết: Lựa chọn màu sắc vách ngăn đúng phong thủy.
Chọn màu sắc, chất liệu, kiểu dáng nhà về sinh theo cung mệnh gia chủ
Yếu tố màu sắc đã đựa lựa chọn để làm sáng không gian thôi chưa đủ. Bạn nên, bố trí hệ thống thông gió, hút mùi và nếu không gian rộng có thể đặt một số loại cây có sức sống tốt vừa làm đẹp vừa giúp giảm bớt khí độc.
Xem thêm: Loại cây nào phù hợp đặt tại phòng vệ sinh để có những lựa chọn đúng.
Nhà tắm hay nhà vệ sinh luôn chứa đựng những dòng năng lượng không tích cực. Do đó, đòi hỏi chúng ta phải khéo léo và sáng tạo để tạo ra một môi trường mà khi bước vào luôn cảm thấy thực sự thư giãn và thoải mái.