Quầy lễ tân là vật dụng vô cùng cần thiết đối với bất cứ đơn vị nào, từ nhà nước đến tư nhân. Bệnh viện là nơi đón tiếp rất nhiều người mỗi ngày, do đó việc trang bị một quầy lễ tân sang trọng, lịch thiệp là điều vô cùng cần thiết. Xin giới thiệu đến bạn bí quyết lựa chọn và bố trí quầy lễ tân bệnh viện khoa học và hợp phong thủy trong bài viết dưới đây.
Một chiếc quầy lễ tân sang trọng, lịch sự với những khuôn mặt sáng sủa, tươi cười sẽ là lời chào mừng trân trọng nhất dành cho khách đến thăm. Không chỉ ở các công ty, doanh nghiệp mà cả bệnh viện cũng cần phải có BÀN QUẦY. Nó có thể có nhiệm vụ giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn cho các bệnh nhân làm thủ tục thăm khám. Xu hướng lựa chọn quầy lễ tân bệnh viện cũng có những sự thay đổi qua từng năm, tuy nhiên vẫn không thoát khỏi những yêu cầu cơ bản sau:
1. Kích thước
Quầy lễ tân cũng giống như bất cứ vật dụng nội thất nào khác, cần phải chú ý đến kích thước của nó sao cho không quá to cũng không quá nhỏ. Tốt nhất là nên dựa vào các tiêu chí sau:
– Diện tích sảnh lễ tân.
– Vóc dáng, chiều cao của nhân viên tại quầy.
– Bố trí và kích thước những vật dụng khác như ghế, bàn…
– Lượng bệnh nhân trung bình mỗi ngày.
Quầy lễ tân bệnh viện cần tuân theo nguyên tắc phù hợp kích thước với không gian
2. Hình dáng quầy lễ tân bệnh viện
Thông thường, với những không gian đòi hỏi sự chính xác, chỉn chu như bệnh viện thì dáng quầy lễ tân chữ I hoặc chữ L là thích hợp nhất. Với những bệnh viện nhỏ, nên sử dụng kiểu chữ I để tiết kiệm không gian. Còn chữ L sẽ thích hợp với những không gian rộng, nhiều bệnh nhân hơn.
3. Phong cách thiết kế
Bệnh viện là nơi trang nghiêm, do đó bạn nên lựa chọn phong cách thiết kế thật trung tính, nên ưu tiên cho màu trắng bởi đây là màu phổ biến trong ngành y, lại tạo cảm giác sạch sẽ và chuyên nghiệp. Không nên đưa những kết hợp hoa lá cành hoặc màu sắc quá rực rỡ vào quầy lễ tân bệnh viện.
4. Lựa chọn chất liệu
Gỗ luôn là ưu tiên hàng đầu cho các không gian trang trọng. Bạn có thể lựa chọn các loại gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp (như gỗ Veener, gỗ MDF…), kết hợp với những chất liệu khác như inox, gương… để đảm bảo tính thẩm mỹ, tiện nghi.
Quầy lễ tân bệnh viện có rất nhiều lựa chọn về chất liệu
5. Bố trí quầy lễ tân ở nơi hợp lý
Vị trí thông dụng nhất cho quầy lễ tân là theo thứ tự chuẩn: cửa ra vào – quầy lễ tân – ghế văn phòng. Ban nên chú ý đến khoảng cách từ quầy lễ tân đến cửa, sao cho không quá rộng dài, cũng không quá gần. Các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm khuyên bạn nên đặt quầy lễ tân bệnh viện cách cửa ra vào khoảng 5 đến 9 bước chân của khách (từ 3m đến 5,5m), nó vừa khớp với nhịp sinh học của con người và cũng hợp với các nguyên lý trong phong thủy.
Khi đặt quầy lễ tân, nên để phía sau là khoảng tường trống làm chỗ dựa. Bạn có thể treo ở đây logo, tên hoặc slogan của công ty, phía trước nên để khoảng trống để khách ra vào cảm thấy thoải mái.
Nếu quầy lễ tân bệnh viện có lối ra cửa sau thì nên bố trí nằm ở một phía, cần chừa khoảng trống đủ rộng để nhân viên ra vào dễ dàng, không cần vòng qua hết quầy.
Tham khảo thêm: Lựa chọn vách ngăn vệ sinh cho bệnh viện.
6. Bố trí lối ra vào hợp phong thủy
Bàn quầy lễ tân bệnh viện thường được đặt hướng ra cửa chính để đón nhận những luồng khí từ bên ngoài vào. Do đó, cần bố trí các cửa tương xứng với tòa nhà của bệnh viện. Nếu dùng cửa 2 cánh, cả hai phải được mở rộng, nhằm tạo ra sự cân bằng khí, lưu thông khí giữa bên trong và bên ngoài tòa nhà. Sử dụng cửa xoay sẽ giúp luân chuyển năng lượng ở lối ra vào, nhưng loại cửa này chỉ thích hợp với những tòa nhà lớn.
Một lưu ý khác về cửa chính phải đảm bảo dễ mở, không quá nặng nếu không chúng sẽ làm tiêu hao năng lượng cá nhân, ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong trường hợp cửa sổ đặt đối diện ngay với cửa chính: cần đặt một số cây cảnh để ngăn chặn dòng khí đi vào tòa nhà rồi qua cửa sổ đi thẳng ra ngoài, không kịp luân chuyển bên trong tòa nhà.
7. Trang trí quầy lễ tân
Với bệnh viện, bạn nên chọn phong cách trang trí đơn giản, nhẹ nhàng, sử dụng những bình hoa nhỏ với màu đơn sắc để nổi bật trên nền đỏ. Hoặc cũng có thể bố trí theo các nguyên tắc phong thủy để tạo thêm sinh khí cho nơi làm việc.