Môi trường ẩm ướt tại các khu vực nhà vệ sinh sẽ là tác nhân lớn gây ảnh hưởng đến hệ thống vách ngăn. Nếu người dùng không có ý thức bảo quản và thường xuyên lau dọn, sẽ dẫn đến các hiện tượng ẩm mốc, hư hỏng, giảm tuổi thọ trung bình của vách.
Mặc dù đã có những sản phẩm chuyên dụng tránh nước như vách ngăn compact nhưng chúng ta cũng cần phải có những biện pháp giữ vách bền đẹp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xua tan những vướng bận ấy chỉ trong một vài bước đơn giản.
1. Chuẩn bị trước khi vệ sinh vách
Công đoạn chuẩn bị rất quan trọng, trước khi lau chùi và làm sạch toàn bộ vách ngăn vệ sinh bạn nên thực hiện 3 bước dưới đây.
Bước 1: Loại bỏ những vật dụng không thuộc nhà vệ sinh, mang tất cả các đồ dùng khác ra ngoài như thùng rác, các loại chai lọ, xà phòng …
Bước 2 : Đổ chất tẩy trắng hoặc chất khử trùng khác vào bồn vệ sinh, dùng bàn chải để loại bỏ những vết bẩn trong đó.
Bước 3 : Quét sàn nhà. Bạn có thể chờ đợi cho đến khi tất cả mọi thứ khác được sạch sẽ trước khi bạn quét để chắn chắn loại bỏ các bụi bẩn khác bị rơi xuống sàn khi làm vệ sinh các phần khác.
2. Công đoạn lau chùi
Vách ngăn vệ sinh compact là vách ngăn cao cấp, có tính chất lý hóa ưu việt. Chúng là loại vách ngăn vệ sinh chịu nước rất tốt, rất dễ lau chùi. Nhưng để tăng tuổi thọ của vách ngăn, bạn cần tuyệt đối tránh những điều sau:
– Sử dụng chất tẩy rửa có tính ăn mòn cao hoặc tẩy trắng. Các chất này sẽ làm bào mòn lớp phủ trang trí bên ngoài, làm mờ màu sắc và giảm độ bền.
– Dùng miếng cọ rửa làm từ kim loại (ví dụ tấm cọ xoong), giấy nhám.
– Để vách ngăn tiếp xúc với các loại axit mạnh (như axit sunfuric, axit từ acquy…)
– Sử dụng chất rửa bồn cầu để tẩy rửa. Chất này có chứa các axit vô cơ mạnh. Chúng sẽ bào mòn vách ngăn.
Trong trường hợp vách ngăn bị hỏng thì bạn có thể tham khảo bài viết Ghi chú quan trọng khi vách ngăn vệ sinh bị hỏng.
Và tốt hơn hết là bạn nên sử dụng các loại vải mềm để lau chùi, vừa tránh xước bề mặt vách, lại tạo độ bóng cho vách. Khi lau vách nên chú ý nhẹ tay với các phần mối nối, tránh sấp nước khăn quá ướt dễ làm thấm và mục vách tại vị trí này. Cách lau nhanh nhất là lau từ trong ra ngoài, không nên cố cạy các vết bẩn mà dùng một lượng hóa chất nhỏ để tảy rửa.
3. Một số vị trí cần làm sạch khác
– Trần nhà vệ sinh: Nếu trên trần có nấm mốc thì hãy phun dung dịch chất tẩy trắng hoặc chất khử trùng vào đó và đợi trong 1 vài phút, tương tự với các bức tường. Trong khi chờ đợi, hãy làm sạch cửa sổ cả bên trong lẫn bên ngoài, sau đó quay trở lại và lau chùi tường, trần nhà. Hãy chà thật kỹ để đảm bảo các vết bẩn và nấm mốc sẽ bay hết. Chú ý không nên chà quá mạnh hay dùng những vật dụng có tính ma sát cao để tránh làm xước tường, lau khô bằng vải sạch.
– Vòi nước: Phun chất tẩy rửa và cọ sạch bụi bẩn trên vòi nước. Chú ý sử dụng những thuốc tẩy thích hợp để tránh làm hỏng chúng. Đồng thời làm sạch vòi hoa sen. Phun dung dịch chất tẩy lên vòi hoa sen và tường để đó trong vài phút.
– Bồn rửa mặt: Để chất tẩy rửa đặc biệt loại bỏ các cặn xà phòng bám trên bồn rửa mặt. Đối với những vị trí bị gỉ sét, đóng két thì chất tẩy rửa có thể loại bỏ canxi, vôi, gỉ sét là những gì bạn cần. Tuyệt đối không sửa dụng những chất tẩy có tính ăn mòn cao hay những miếng chà nhám, bối sắt trên các đồ sứ vì nó sẽ làm mòn lớp bề mặt.
– Rèm tắm: Đừng quên rèm tắm, nó cũng dễ bị nấm mốc. Một công thức đặc biệt gồm 2/3 nước và 1/3 chất tẩy trắng đựng trong 1 bình xịt chuyên dụng có thể thuận tiện cho việc loại bỏ các nấm mốc. Hoặc bạn cũng có thể bỏ nó xuống và rửa sạch trong nước nóng có pha xà phòng và thuốc tẩy.
– Làm sạch bồn vệ sinh: Dùng một miếng vải tẩm nước tẩy khử trùng lau bên ngoài bồn vệ sinh,làm sạch bằng miếng vải riêng hoặc khăn giấy,kỳ cọ bằng bàn chải sau đó giột nước cho trôi đi hết.