Với diện tích nhỏ hẹp, cách bố trí nhà vệ sinh cạnh bếp thường không mang lại giá trị phong thủy cho gia đình. Vậy nên, để hóa giải bạn cần chú ý những nguyên tắc về cách bố trí sau để không hao tài, hao của làm thất thoát tài lộc và vận may của mình.
Phong thuỷ nhà bếp đối điện nhà vệ sinh
Một trong những điều cấm kị đầu tiên trong thiết kế nhà vệ sinh cạnh bếp đó là tránh không sắp xếp căn bếp đối diện với với phòng vệ sinh. Bởi vì bếp tượng trưng cho tài lộc của gia chủ, nơi các thành viên trong nhà nấu những bữa ăn ngon, đảm bảo vệ sinh cho cả gia đình. Ngược lại, nhà vệ sinh lại là nơi nhiều vi trùng. Vì vậy sắp xếp 2 căn phòng này ở đối diện nhau sẽ không hợp về phong thủy và dễ gây bệnh đường ruột cho các thành viên trong gia đình.
Không nên thiết kế nhà bếp đối diện nhà vệ sinh
Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh là tương khắc, do bếp là khí hỏa, còn nhà vệ sinh là khí thủy. Đặt 2 căn phòng này đối diện nhau sẽ gây xung khắc, tài lộc của gia chủ sẽ bị ảnh hưởng, gia đình hay xảy ra bất hòa. Nếu trong nhà đã sắp xếp thiết kế đặt bếp và nhà vệ sinh không hợp phong thủy thì gia chủ cũng có phương pháp hóa giải theo phong thủy bếp và nhà vệ sinh như sau: Tại cửa bếp hoặc của nhà vệ sinh gia chủ có thể lựa chọn treo tấm mành hoặc đặt tấm bình phong sẽ hóa giải được sự xung khắc giữa hai luồng khí.
Tránh thiết kế cửa nhà bếp đối diện cửa chính
Theo quan niệm phong thủy: cửa đối cửa là điều tối kỵ cần phải tránh, do vậy cửa bếp cũng không nên quay thẳng ra cửa trước hoặc cửa sau của ngôi nhà, đó là hướng hao tài, hao của vì lộ táo khẩu, làm thất thoát tài lộc và vận may của gia chủ. Hơn nữa, trên thực tế việc thiết kế cửa bếp đối diện với cửa chính hoặc cửa sau cũng khiến cho gia chủ mất đi sự tự nhiên, kín đáo cần thiết trong khi ăn uống. Bạn có thể tham khảo những mẫu cửa gỗ công nghiệp đẹp đang bán chạy nhất hiện nay.
Theo phong thủy cửa nhà bếp đối diện cửa chính là điều tối kỵ cần phải tránh
Thiết kế phòng bếp cạnh nhà vệ sinh theo phong thủy
Khi đặt bếp cạnh nhà vệ sinh, hãy chú ý đến việc thiết kế cho nhà bếp và cả nhà vệ sinh thật đơn giản. Bỏ qua những chi tiết rườm rà nhằm tối ưu không gian mà vẫn đảo bảo đầy đủ các công năng sử dụng cơ bản. Tránh việc tạo ra quá nhiều góc khuất, cạnh thừa, những khoảng chết về không gian. Song song với đó, việc lựa chọn màu sắc trang trí nhà vệ sinh cũng cần được quan tâm. Nên chọn với các màu như: nâu, xám, không nên lạm dụng quá nhiều màu trắng và các màu nóng.
Nhà vệ sinh gần nhà bếp cần lựa chọn màu sắc và thiết kế đơn giản
Không thiết kế bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm nhà
Nếu theo quan niệm phong thủy thì khi bạn thiết kế xây dựng nhà ở, sẽ không nên thiết kế để nhà vệ sinh hoặc phòng bếp ở chính giữa, vị trí trung tâm của ngôi nhà. Phòng vệ sinh là nơi nhiều vi trùng, khí không tốt, nếu được đặt vào vị trí trung tâm thì sẽ khiến cho cả căn nhà đều bị ám khí không tốt, liên quan đển cả vận khí của cả gia đình.
Còn phòng bếp, trong phong thủy cũng không được để ở vị trí chính giữa ngôi nhà, lý do là khi nấu nướng sẽ gây tiếng ồn, rồi cả mùi dầu mỡ sẽ bay khắp các phòng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Vì vậy tốt nhất không nên thiết kế bếp ở chính giữa ngôi nhà. Vị trí trung tâm của ngôi nhà cần thiết kế sao cho yên tĩnh và đẹp mắt nhất , vì nơi này là điểm nhấn quan trọng cho cả căn nhà, nên sắp xếp đẹp nhất để làm cho cả căn nhà thoáng đãng và lạ mắt hơn. Nhà bếp và nhà vệ sinh tuyệt đối không đặt giữa nhà để làm ảnh hưởng đến phong thủy cả ngôi nhà.
Cùng làm mới ngôi nhà với: 4 xu hướng các loại la phông trần nhà đẹp và thông dụng nhất năm 2018
Sử dụng vách ngăn thay tường giúp tiết kiệm không gian bếp và nhà vệ sinh
Nếu diện tích quá chật không thể xây tường ngăn cách, riêng đối với trường hợp này chúng ta nên sử dụng vách ngăn cố định nhằm ngăn chặn sự đối đầu giữa nước và lửa, và không cho nước, lửa gần nhau, xâm phạm nhau, giảm hung tăng cát cho ngôi nhà. Điều này có ảnh hưởng lớn đến sự thịnh vượng, cân bằng khí trong ngôi nhà. Bạn có thể sử dụng vách ngăn vệ sinh vừa tiện lợi, hợp phong thủy mà không làm phá vỡ cấu trúc ngôi nhà.
Hoặc bạn có thể sử dụng vách ngăn kính sẽ giúp không gian rộng hơn, không bị cản tầm, thường an toàn và thẩm mỹ cao, không gây nguy hiểm khi bị vỡ, thiết kế tấm plastic ở giữa giúp các mảnh vỡ của kính bám dính nên mảnh vụ không bị bắn linh tinh khi bị vỡ, tạo sự sang trọng, rộng rãi hơn cho căn phòng.
Vách ngăn nhôm kính văn phòng giúp không gian rộng rãi và sang trọng hơn
Nếu bạn thích thiết bị nội thất gia đình đều bằng gỗ thì sản phẩm vách ngăn vệ sinh MFC được sản xuất với bề mặt trơn, có khả năng chống chịu ẩm tốt, có nhiều mẫu mã phù hợp cho từng nhu cầu và sở thích của khách hàng, sản phẩm dễ lau chùi và vệ sinh, bạn có thể lau chùi khi sử dụng hóa chất tẩy rửa mà không sợ ảnh hưởng đến sản phẩm theo thời gian.
Một số điều cần lưu ý khác trong phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh
Phòng vệ sinh được coi là nơi chứa nhiều cặn bã, chất thải, nói theo cách nói trong phong thủy là nơi ô uế cần phải che đậy hoặc đóng kín. Hơn nữa, khu vực nhà vệ sinh tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn, ẩm mốc, mùi… thật không thoải mái khi bạn phải nấu ăn kề cạnh khu vực dễ gây bệnh như vậy. Do đó, để giúp ngôi nhà luôn thông thoáng, sạch sẽ và hợp vệ sinh, bạn nên:
+ Đóng cửa toilet khi không sử dụng: Điều này giúp bạn ngăn chặn mùi hôi từ phía nhà vệ sinh bốc ra, ngăn chặn các dòng khí độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Xem thêm các vấn đề về phong thủy mang lại May Mắn, Tài Lộc cho bạn:
- Kích thước bàn thu ngân mang lại may mắn và tài lộc cho công ty.
- Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp phong thủy và tiện lợi
- Tổng hợp về phong thủy cho khu nhà vệ sinh
- 5 lưu ý khi xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh
+ Nên sử dụng quạt thông gió mỗi khi nấu ăn: Khi nấu ăn để giúp không khí lưu thông và không bị tích tụ, trộn nhiều mùi với nhau trong một khoảng gian hẹp bạn nên chú ý bật quạt thông gió, bật đến khi bạn đã cảm thấy nhẹ bớt mùi hoặc hết mùi. Hoặc sử dụng kết hợp các loại cây nhằm loại trừ các loại khí độc tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, gần gũi, thân thiện với môi trường. Xem chi tiết tại bài viết Loại cây nào phù hợp đặt tại phòng vệ sinh.
Lưu ý cách thiết kế phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh theo phong thủy
+ Đối với khu vực bếp ăn: Giữ cho nhà bếp luôn khô ráo và trong tình trạng… sạch bóng. Bởi đây là khu vực ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ mọi vị trí trong khu bếp là cách để bạn bảo vệ sức khỏe cho gia đình và môi trường xung quanh.
+ Chén đũa, dụng cụ nấu ăn nên rửa luôn sau khi ăn, không nên để quá lâu, vi khuẩn sẽ nhanh chóng hoạt động và để lâu một số thức ăn thừa còn đọng lại sẽ bị ôi thiu, tạo mùi khó chịu và cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sống và phát triển.
+ Không cho trẻ nhỏ vui chơi trong khu vực nhà bếp để tránh chạm phải những thiết bị điện, bếp từ, bình ga, quạt thông gió, vòi nước, hoặc khu vực để đồ dễ vỡ như cốc chén, bát đĩa…
+ Thường xuyên cọ rửa lau chùi nhà vệ sinh, có thể dùng các hóa chất tẩy rửa, giữ cho nhà vệ sinh luôn khô ráo, không nên để nền nhà vệ sinh ẩm ướt quá lâu sẽ sinh ra ẩm mốc, trơn trượt và bám két dẫn đến tình trạng khó tẩy rửa, tham khảo: Mẹo làm sạch nhà tắm, nhà vệ sinh hiệu quả.