Một số nước trên thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ… khu vực “tắm rửa vệ sinh” được xây không đơn giản chỉ là để tẩy rửa cho cơ thể được sạch sẽ, thơm tho mà được tổ chức thành các nhà tắm công cộng, nâng việc tắm rửa trở thành một nghi thức, một thú vui thân thiết. Đương nhiên, nhà tắm công cộng ở đây được phân chia không gian bằng vách ngăn, đảm bảo độ kín đáo cần thiết.
Tại Hàn Quốc, người ta thường đến các phòng tắm hơi theo đơn vị gia đình, nhóm bạn bè, người thân để tận hưởng cảm giác thư thái. Còn trong ngôi nhà truyền thống của người Việt Nam, đã có sự tách bạch khô – ướt, bẩn – sạch dẫn tới việc phân chia nhà tắm không cùng một chỗ với nhà xí. Tuy nhiên, trong các thiết kế nhà hiện đại thì tư tưởng này gần như không thể áp dụng, một phần do diện tích mặt bằng không đủ, phần khác người ta đã không còn quan trọng vấn đề chung – riêng đó, cái mà họ quan tâm nhiều hơn là độ tiện dụng. Việc sử dụng vách ngăn cho khu vực vệ sinh được cho là có nhiều tiện dụng hơn cả.
Với phong thủy hiện đại cũng đề ra những đặc thù riêng cho khu nhà vệ sinh, trong đó việc sử dụng vách ngăn vệ sinh được cho là đúng với quy cách mới. Và cũng nêu bật tầm quan trọng của khu nhà vệ sinh so với nhiều khu khác như: bếp, và phòng khách, phòng ngủ.
Để đảm bảo “nhất vị nhị hướng”
Chọn hướng là điều đặc biệt quan trọng trong phong thủy, vị trí thuận lợi sẽ dễ dàng xoay chuyển phương hướng khác nhau và bố cục tổng thể. Theo quan niệm của người xưa: nhà vệ sinh thường là nơi ô uế, chứa cặn bã, nên đặt tại góc kín được che chắn. Còn theo nguyên tắc tọa hung thì nơi đây nên đặt hướng vách ngăn theo đúng hướng nhà là các hướng xấu thì sẽ tốt nhất, các hướng bất lợi về khí hậu và có thể phối hợp được âm dương ngũ hành thi càng tốt.
Ví dụ: Hướng bắc thuộc hành Thủy, hướng tây và tây bắc thuộc hành Kim, do Kim sinh Thủy nên những hướng này phù hợp đặt nhà vệ sinh. Về mặt khí hậu hướng này được mặt trời soi chiếu, và nằm cuối hướng gió, do vậy đặt phòng tắm tại đây sẽ đón được bức xạ nhiệt, luôn khô ráo, thoáng đãng, tránh được những luồng gió độc.
Cân bằng âm dương
Trong trường hợp những ngôi nhà có mặt tiền hướng Tây, hướng mặt trời chiếu nắng nóng và gay gắt nhất thì cũng có thể đặt nhà vệ sinh lên trước, sử dụng vách ngăn để làm giảm độ nóng và cách nhiệt cho khu vệ sinh bên trong. Ý định này nhằm tạo ra mảng khối đặc – rỗng (âm – dương) cân bằng khí cho ngôi nhà.
Phòng vệ sinh nhà bạn đã bố trí, sắp xếp đúng phong thủy hay chưa? Hãy tham khảo bài viết sau Phương pháp hóa giải phong thủy xấu cho phòng vệ sinh.
Nếu đặt nhà vệ sinh kiểu này cần tránh đè lên cửa chính, hay đi xuống đường thoát nước…
Hợp mệnh gia chủ
Ngoài việc chọn hướng đặt phòng vệ sinh, làm vách ngăn theo hướng thì việc chọn màu vách hợp với màu tương sinh hoặc bản mệnh của gia chủ là điều cần được quan tâm.
Mệnh trạch của gia chủ phải phù hợp với hướng và màu sắc khi đặt vách. Người ta thường gọi là “dĩ độc trị độc” gập hung hóa cát, đặt khu vệ sinh vào hướng xấu thích hợp hơn là hướng tốt.