Thạch cao là vật liệu xây dựng được người Ai Cập sử dụng để xây dựng kim tự tháp cách đây cả nghìn năm. Ngày nay, chất liệu thạch cao được sử dụng nhiều trong việc thiết kế vách ốp trần, vách ngăn nhà ở… và được nhận định là vật liệu hiện đại nhất.
Cùng tìm hiểu về chất liệu thạch cao thông qua những con số thú vị dưới đây:
Tuổi thọ tương đương nhà cấp 1:
Nhiều người vẫn cho rằng những bức tường bằng xi măng, vô vữa… mới có độ bền và tuổi thọ cao, còn vách ngăn thạch cao không bền chắc. Tuy nhiên, trên thực tế tường thạch cao khá bền và an toàn, có tuổi thọ tương đương nhà cấp I nếu đặt trong điều kiện làm việc phù hợp. Có thể lúc đầu người sử dụng sẽ có cảm giác vách thạch cao không chắc chắn nhưng thực tế sử dụng đã chứng minh điều ngược lai.
Tốc độ thi công nhanh gấp 3 lần tường gạch:
Số liệu thực tế chứng minh: Để thi công bức tường dày 110mm thì trong một ngày trung bình những người thợ làm được từ 7-8 m2 tường. Trong khi đó một người thợ thi công thạch cao một ngày thi công được 18-20 m2. Như vậy việc thi công vách ngăn thạch cao sẽ nhanh gấp gần 3 lần so với tường gạch. Điều này rất dễ lý giải, bởi thay vì phải đặt từng viên gạch lên tường, việc thi công thạch cao đơn giản hơn nhiều. Điều này giúp các gia đình tiết kiệm thời gian yêu cầu thi công nội thất. Ngoài ra, thi công thạch cao rất sạch chứ không cồng kềnh như tường gạch với nào là nước, xi măng, gạch, cát… Nếu nhà đã làm sàn gỗ, thì việc sử dụng tường thạch cao là rất hợp lý.
Vách thạch cao nhẹ hơn tường gạch 10 lần:
Nếu một mét vuông vách thạch cao chỉ có trọng lượng khoảng 20kg thì một m2 tường gạch nặng tới… 200 kg. Đây là lý do tại sao nên sử dụng vách ngăn thạch cao cũng là yếu tố quan trọng để góp phần xây nên những tòa nhà cao và an toàn hơn mà không cần phải gia cố thêm nền móng. Việc giảm nhẹ công trình cũng đồng nghĩa với việc giảm chi phí đầu tư xây dựng. Việc vận chuyển thạch cao cũng mà nhanh gọn hơn nhiều so với gạch, đá, xi măng cát…
Cách âm có thể đạt 49 dB:
Decibel là đơn vị đo lường cường độ âm thanh. Một hệ tường gạch nung có độ dày 110 mm chỉ có thể cách âm được khoảng 36 dB. Trong khi đó, cũng độ dày 110 mm nhưng với cấu tạo tường 2 lớp và có khoảng rỗng bên trong, tường thạch cao đã đem lại khả năng cách âm lên tới 49 dB, khả năng tiêu âm lên đến 70%. Tính năng ưu việt này của vách thạch cao đem lại không gian yên tĩnh hơn, giấc ngủ ngon hơn.
Đặc tính chống cháy 120 phút:
Các hệ thống thạch cao cũng có thể sử dụng làm tường ngăn cho các khu vực thoát hiểm hoặc các phòng lưu trữ thông tin, bởi vách ngăn có đặc tính chống cháy lên đến 120 phút tùy theo chiều dày cũng như số lớp đặt cho vách. So sánh hai hệ thống tường thạch cao và tường gạch truyền thống với các chỉ tiêu cơ bản, chúng ta thấy, bên cạnh ưu thế về cách nhiệt, còn có thể chịu ẩm.
Khả năng tái chế 100%:
Thạch cao là vật liệu không nung và là một trong số ít những vật liệu có thể tái chế 100%. Với khả năng này, thạch cao luôn được đề nghị sử dụng trong các công trình xanh và hiện đại. Khi mà con người ngày càng quan tâm tới việc bảo vệ môi trường thì thạch cao là nguyên liệu luôn được ưu tiên.
Treo được đồ vật nặng 400kg:
Với việc sử dụng vít treo chuyên dụng và được thi công đúng cách, tường thạch cao có thể treo những vật treo có khối lượng nhẹ như ti vi, đồng hồ treo tường, khung tranh, máy lạnh… đến những vật treo có kích thước lớn và khối lượng lớn hơn như chậu rửa, tủ bếp… và thậm chí cả những vật treo có khối lượng rất nặng lên tới 400kg.
Thạch cao đã được sử dụng cách đây 5000 năm:
Vật liệu thạch cao xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người. Người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng thạch cao để xây dựng kim tự tháp cách đây hàng 5000 năm. Cho đến nay, tấm thạch cao lại được lựa chọn ưu tiên trong thiết kế xanh và hiện đại nhờ tính thân thiện với môi trường và tỷ lệ tái chế cao.
Tỷ lệ sử dụng:
Cũng như vách ngăn vệ sinh hay vách ngăn văn phòng, chất liệu thạch cao đã và đang dần thay thế tường gạch truyền thống trong các công trình xây dựng tại các quốc gia phát triển trên thế giới từ rất nhiều thập kỷ qua. Tỷ lệ sử dụng thạch cao trên đầu người ở các nước châu Âu và khu vực Bắc Mỹ lên đến 10 – 11 m2/người/năm, ở các nước châu Á phát triển cũng đã đạt 3 – 4m2/người/năm. Trong khi ở Việt nam tỷ lệ này mới chỉ khiêm tốn ở mức 0.29m2/người/năm.