Không giống như loại gỗ MFC thông thường, loại gỗ MFC dùng trong thiết kế vách ngăn vệ sinh có cấu tạo và quy trình sản xuất đặc biệt, giúp các sản phẩm vách ngăn có tuổi thọ và độ bền cao trong môi trường thường xuyên ẩm ướt.
Nguyên liệu làm nên gỗ MFC
MFC là chữ viết tắt của Melamine Face Chipboard (có nghĩa là ván gỗ dăm phủ Melamine). Nguyên liệu làm nên gỗ công nghiệp MFC là các loại gỗ rừng trồng có thời gian thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su… Rõ ràng cấu tạo gỗ MFC hoàn toàn không sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như người ta vẫn nghĩ.
Xem thêm: Những điều cần biết về vách ngăn chịu ẩm MFC.
Công nghệ sản xuất
Các loại gỗ tự nhiên kể trên được thu hoạch và đưa về nhà máy sản xuất và được chế biến dưới dây chuyền công nghệ hiện đại. Người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ. Lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.
Gỗ MFC chống ẩm có gì khác với MFC thông thường?
Gỗ công nghiệp MFC có 2 loại: Loại MFC tiêu chuẩn thường được dùng trong nội thất văn phòng, phòng khách, phòng ngủ… loại gỗ này không có khả năng chống ẩm nên khi sử dụng cần đặt ở nơi khô ráo, tránh ẩm thấp.
Còn riêng nội thất cho những không gian thường xuyên ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh, người ta sử dụng loại gỗ MFC có cấu tạo đặc biệt. Lõi bên trong của gỗ MFC là các hạt hút nước màu chấm xanh có khả năng chống chịu được môi trường ẩm ướt, hay còn gọi là hóa chất chống ẩm và được trộn lẫn vào keo ép ngay với bột gỗ khi sản xuất gỗ MFC.
Để phân biệt được loại thường và loại chống ẩm, khi mua hàng bạn để ý vách ngăn MFC chịu ẩm thường nặng hơn MFC loại thường khoảng 40 đến 60kg/m³, có lõi màu xanh, tổng trọng lượng khoảng 740 đến 760 kg/m³.
Sự phong phú về màu sắc
Gỗ MFC chịu ẩm được sử dụng rộng rãi trong các thiết kế vách ngăn vệ sinh, tủ bếp… là do bởi khả năng chịu nước tốt, loại gỗ này còn có màu sắc vô cùng phong phú và đa dạng. Có khoảng 80 màu từ đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến tất cả các màu vân gỗ như Oak (sồi), Ash (tần bì), Maple (gỗ thích), Beech (giẻ gai), Acacia (tràm), Teak (giả tị), Walnut (óc chó), Campho (cẩm), Cherry (xoan đào), Gỗ đỏ, Nu vàng, Nu đỏ, Gỗ sồi sọc, Sồi kỹ thuật, Tần bì giả cổ, Trắc, Mun hay các màu vân gỗ hiện đại,… Tất cả đều giống y như gỗ thật.
Tuổi thọ trung bình của gỗ MFC chịu ẩm
Tuổi thọ của bất kỳ sản phẩm nào cũng tùy vào mục đích sử dụng và cách bảo quản của người dùng. Tuy nhiên, với gỗ MFC chịu ẩm, trong điều kiện sử dụng và thời tiết ở Việt Nam, nó thường có tuổi thọ trung bình từ từ 10 – 15 năm mà không hề thay đổi chất lượng.