Mẹo hay vệ sinh và xử lý mốc ở vách ngăn kính

Mẹo hay vệ sinh và xử lý mốc ở vách ngăn kính

Hiện nay, vách ngăn kính được sử dụng rất phổ biến. Để chúng luôn sáng bóng, bạn phải biết cách vệ sinh chúng đúng cách tránh tình trang ẩm mốc, kính xuống  màu, kém sang trọng.

Chất liệu kính ngày nay được sử dụng rất nhiều trong các loại vách ngăn văn phòng, vách ngăn vệ sinh, các công trình trung tâm thương mại, nhà ở… Những vách kính sáng bóng, trong suốt nếu không được thường xuyên lau chùi bảo quản đúng cách cũng sẽ gây ra tình trạng ẩm mốc và hỏng.

Mẹo hay vệ sinh và xử lý mốc ở vách ngăn kính

Các tác nhân gây hỏng, mốc kính

– Kính cường lực là loại kính có nhiều tính năng ưu việt nhất hiện nay, nó có khả năng chịu được các axit, nhưng có 2 loại axit gây hỏng kính là axit phốtphoric và axit hydroflohydric. Cũng vì thế đây là 2 loại axit thường được dùng để khắc kính trang trí các loại vách ngăn văn phòng, nhà ở.
Vì thế khi bạn để nước chảy trên các vữa rồi chảy vào kính, hoặc dùng một số dầu bôi trơn, chất tẩy không phù hợp, bụi tại công trình xây dựng hay đơn giản bụi bám lâu ngày vào kính… sẽ rất khó lau và có thể trở thành vết bẩn vĩnh viễn khiến bề mặt kính trở nên ráp, sờ tay vào thấy không nhẵn.
– Kính cũng có thể bị nước làm hỏng vì bề mặt kính có thể hấp thụ một lớp ẩm mỏng. Các ion sodium trong thuỷ tinh sẽ trao đổi với nguyên tử hydro trong nước để tạo thành lớp alkaly mỏng. Nếu lớp này không được lau đi nó sẽ tạo thành vết nước khó lau. Mặt khác, quá trình lưu chứa các tấm kính nếu bị ẩm hoặc ở trong môi trường có độ ẩm cao dễ tụ sương sẽ gây hỏng kính do ẩm.
– Kính dễ bị xước và vỡ trong quá trình sản xuất, vận chuyển, ghép, lắp dựng và làm sạch, đĩa mài, hay hàn có thể tạo thành lỗ trên mặt kính.
– Một số loại kính dẫn nhiệt kém cũng dễ bị nứt do nóng lạnh đột ngột.

Làm sạch và lau khô đúng cách

Mẹo hay vệ sinh và xử lý mốc ở vách ngăn kính

Muốn vách ngăn kính bền trước tiên cần thường xuyên rửa sạch và lau khô đúng cách.
Dung dịch rửa thông thường phải phù hợp hàm lượng chất tấy thấp. Với những vết dầu và hợp chất dán kính phải được lau sạch bằng dung dịch phù hợp như xylen, toluên hoặc meths trước khi rửa xả. Sau khi rửa sạch phải lau khô kính bằng khăn mềm, sạch để kính không bám hơi nước.
Chú ý không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào kính và cần lau ngay khi quan sát thấy có lớp bụi hình thành ở vách kính nhưng không bao giờ để quá 2 tháng mới lau.

Xử lý khi kính bị bám bẩn, ẩm mốc…

– Nếu bề mặt kính bị vết không rõ lắm khiến kính không sáng bóng thì dùng nước tẩy vết bẩn chuyên dùng bao gồmgiẻ ráp và dung dịch có chứa cerium oxit. Tuy nhiên vẫn cần phải thử lên một vùng nhỏ trước khi làm sạch để tránh bị xước.
– Nếu bề mặt bị bẩn, hỏng nhiều, cần dùng dung dịch đặc biệt như Antiris hoặc Clearshield. Nếu những thứ trên không có tác dụng thì nên thay tấm kính khác.

– Nếu kính bị dính bê tông, vữa, hồ… thì trước hết cần lau ngay trước khi nó đông cứng lại vì nó rất khó lau sạch mà không làm hỏng kính. Silicone sealant cũng có thể làm sạch bằng chất tẩy silicone chuyên dùng hoặc một dung dịch đặc biệt như Solvit NC.