Phân biệt vách ngăn vệ sinh Compact và MFC

Phân biệt vách ngăn vệ sinh Compact và MFC

Vách ngăn vệ sinh hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong nhà hàng, khách sạn hay các văn phòng làm việc. Chúng đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Có 2 loại vách ngăn được ưa chuộng nhất là compact và MFC. Vậy chúng khác nhau như thế nào?

Vách ngăn Compact và MFC là những sản phẩm vách ngăn vệ sinh đang được ưa chuộng nhất hiện nay bởi những ưu điểm vượt trội như tiết kiệm diện tích sử dụng, tạo cho công trình một dáng vẻ văn minh, lịch sự, thẩm mỹ cao… Nhưng sự khác biệt giữa hai loại vách ngăn này là gì?

Về cấu tạo:

Vách ngăn vệ sinh Compact được cấu tạo từ tấm Compact HPL. Tấm Compact HPL được sản xuất bằng công nghệ ép nén nhiệt độ cao và áp suất cao (ở điều kiện nhiệt độ 1581 độ C và áp suất 1435 psi và theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ) trên dây chuyền áp dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại trong môi trường chân không hoàn toàn cách biệt, các lớp giấy Kraft đã được làm vụn và nát, ngâm tẩm qua keo Phenolic và lớp giấy trang trí Melamine, tạo thành một tấm compact hpl nén chắc chắn có khả năng chịu nước 100% chịu lửa hoá chất và dùng làm vách ngăn vệ sinh compact hpl cũng như các vật liệu chịu nước khác để thay thế cho gỗ mfc mdf.

Phân biệt vách ngăn vệ sinh Compact và MFC

Vách ngăn vệ sinh Compact.

Còn MFC là một loại gỗ công nghiệp làm nát nhỏ băm tể liên kết với keo công nghiệp và được ép nén thủy lực dưới áp suất và nhiệt độ cao trong môi trường đặc biệt theo tiêu chuẩn của châu âu TFM, trên bề mặt được phủ một lớp melamine resine mỏng để chống xước, chống ẩm ướt, bên trong gỗ công nghiệp sử dụng các hạt chống ẩm màu xanh, nhìn giống các hạt lipon hút nước.

Khả năng chịu nước

Khác biệt quan trọng nhất chính là khả năng chịu nước của hai loại vách ngăn. Khả năng chịu nước của vách Compact là 100%, còn vách ngăn MFC chỉ có khả năng chịu ẩm.

Sở dĩ vách ngăn compact có khả năng chống nước tốt như thế là bởi nó được làm từ tấm nhựa cứng Compact HPL. Tấm Compact HPL có đặc tính ngâm trong nước không bị giãn nở, không bị mục nát và thấm nước nên khả năng kháng nước tuyệt đối 100%. Ngoài ra nó còn không bị ảnh hưởng của thời tiết, không bị biến đổi màu hay bị mục nát.

Còn với vách ngăn chịu ẩm MFC, bên trong tấm gỗ công nghiệp MFC được sử dụng làm vách ngăn chịu ẩm MFC có lõi màu chấm xanh có khả năng chống chịu được môi trường ẩm ướt. Đây gọi là các hạt hút nước, hay còn gọi là hóa chất chống ẩm và được trộn lẫn vào keo ép ngay với bột gỗ khi sản xuất gỗ công nghiệp.

Phân biệt vách ngăn vệ sinh Compact và MFC

Vách ngăn chịu ẩm MFC.

Vì vách ngăn vệ sinh chịu ẩm MFC không có khả năng chống nước hoàn toàn nên trong quá trình sử dụng vách ngăn nhà vệ sinh, vách ngăn nhà tắm… bằng gỗ công nghiệp MFC tuyệt đối không được xối nước trực tiếp lên bề mặt của vách gỗ vì hơi nước và giọt nước sẽ động bên dưới tấm vách có thể ngấm vào bên trong gây mục nát. Còn bề mặt vẫn có thể dễ dàng lau chùi bằng vải ẩm.