Vách ngăn di động là gì, thành phần, cấu tạo, đặc điểm, quy trình sản xuất, cách sử dụng và nên dùng loại vách ngăn di động này trong trường hợp nào để mang lại lợi ích tốt nhất… bạn đọc tham khảo bài viết:
Tóm tắt nội dung chính bạn cần biết về vách ngăn di động:
- Vách ngăn di động là gì
- Cấu tạo của vách ngăn di động
- Cơ chế hoạt động của vách ngăn di động
- Tác dụng của vách ngăn di động
- Đặc điểm chất liệu của vách ngăn di động
- Các giá trị của vách ngăn di động
Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu chi tiết sản phẩm này:
Vách ngăn di động là gì?
Vách ngăn di động được hiểu nôm na là vách ngăn phòng, ngoài tác dụng là phân chia phòng, không gian, diện dích độc lập, đặc tính nổi bật nhất của vách ngăn di động là có thể di chuyển.
Khả năng di chuyển của vách dựa trên hệ thống thanh ray và trục bi nhựa đúc, các tấm vách được thiết kế với kích thước tiêu chuẩn trượt theo nguyên lý. Đặc biệt, khi không sử dụng vách có thể trượt cất gọn vách vào hộp kỹ thuật trả lại diện tích phòng như ban đầu. Vách ngăn di động được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau, bài viết Cách phân loại vách ngăn di động dựa theo chất liệu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Vách ngăn di động của Vachnganvietnam.vn được làm từ rất nhiều chất liệu: Verneer, Melamine, vải nỉ… hoặc từ nhiều loại chất liệu khác, các tông màu khác nhau mang lại nhiều lựa chọn cho khách hàng
Cấu tạo của vách ngăn di động
Hệ thống ray treo và bi:
+ Ray định hình: Phần ray treo bắt trên trần nhà, được đúc bằng hợp kim nhôm tạo độ bền chắc nhưng lại rất nhẹ để giảm tải trọng trần. Trên ray có các râu nhôm đúc sẵn có tác dụng tạo các liên kết với các chi tiết khác của hệ thống.
Ray được treo bởi hệ thống tay treo và tay chống lắc. Tay treo một đầu bắn trực tiếp lên trần bê tông hoặc xà gồ sắt thông qua 1 bản mã sắt hình V75x75x5, một đầu liên kết với ray bằng bulong tại các khe định hình đúc sẵn trên ray. Tay chống lắc bắt xiên 1 góc 45º có tác dụng giữ ray không lắc ngang trong quá trình vách di chuyển. Với những công trình có khoảng cách từ trần xuống mặt ray lớn thì cần tạo một hệ thống giàn không gian chịu lực để đảm bảo cho quá trình treo và di chuyển của vách được chắc chắn.
Tìm hiểu về cấu tạo hệ thống ray treo và bi của vách ngăn di động
+ Bi: Là phần không thể thiếu nhờ có bi trượt mà hệ thống vách có thể chuyển động. Bi có các nhiệm vụ sau: Liên kết giữa tấm vách và ray treo. Đồng thời, bi cũng chính là một trong những bộ phận chủ yếu giúp vách chuyển động trượt trên ray.
Để đảm bảo nhiệm vụ trên thì bi phải có kết cấu vững chắc, chịu lực tốt, chuyển động nhẹ nhàng, trơn tru. Chính vì vậy, bi được thiết kế bao gồm 2 tầng, mỗi tầng bi tì lên 1 râu nhôm bố trí lệch nhau phía bên trong ray.Vòng bi được nhập khẩu Nhật Bản, bao quanh vòng bi là 1 lớp nhựa đúc và Inox chống vỡ.Với lớp nhựa đúc và Inox này, bi sẽ chịu được lực tì lớn hơn và chuyển động nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Nếu bạn quan tâm về sản phẩm có thể xem chi tiết Bản vẽ chi tiết kết cấu của vách ngăn di động
Hệ thống tấm vách:
Các tấm vách có kích thước bằng nhau được liên kết với nhau tạo ra một hệ vách đồng đều. Đây chính là hệ thống đem lại công năng chính của vách di động với yêu cầu vững chắc và thẩm mỹ. Do đó, tấm vách được kết cấu gồm 2 phần là: Bộ chuyển động bên trong tấm vách và khung xương, bề mặt vách.
+ Bộ chuyển động: Bộ chuyển động là cơ cấu sắt dùng để điều khiển hai chân đạp đạp lên trần và xuống dưới mặt sàn giúp cố định vách khi ngăn phòng. Đồng thời điều khiển chân đạp thu vào bên trong tấm vách khi cần di chuyển tấm vách. Toàn bộ hệ chuyển động được điều khiển bằng 1 tay quay rời. Khi cần điều khiển chân đạp, tay quay sẽ được đưa vào lỗ khóa bố trí trên tấm vách.
+ Khung xương và bề mặt vách: Khung xương của vách được tạo thành từ các hệ thống sắt hộp liên kết hàn tạo độ vững chắc cho vách. Trên khung xương sẽ được hàn 1 bảng mã để liên kết với bi trượt. Bề mặt vách với cốt là ván MFC 9mm, bề mặt được làm từ rất nhiều chất liệu như: Verneer, Melamine, vải nỉ… hoặc có thể kết hợp các loại chất liệu, các tông màu khác nhau để tạo ra bề mặt phù hợp với các phong cách khác nhau. Xem chi tiết Kết cấu chi tiết vách ngăn
Tìm hiểu về cấu tạo hệ thống tấm vách di động
Cơ chế hoạt động
+ Bi chịu lực chạy trược 2 chiều trong hệ thống ray treo dẫn hướng bên trên.
+ Mỗi tấm vách có hệ thống chuyển động trên và dưới được gắn kết với hệ bánh răng.
+ Hệ chuyển động có nhiệm vụ ép chặt vào nền nhà và ép vào ray trên nhằm mục đích phủ kín phần hở đồng thời cố định tấm vách tại vị trí đóng.
+ Muốn đóng hay mở hệ chuyển động cần sử dụng tay quay để tác động lực vào hệ bánh xe kết nối với hệ chuyển động của vách để điều khiển tấm ép.
Tác dụng của vách ngăn di động
Có sự khác biệt so với vách ngăn văn phòng, vách ngăn phòng cố định, vách di động được đánh giá là mặt hàng thông minh với nhiều ưu điểm:
– Tiết kiệm không gian và chi phí: Chúng ta có thể sử dụng vách ngăn di động để ngăn chia phòng họp lớn thành 2 hay nhiều phòng họp nhỏ. Việc này làm giảm chi phí cho việc sử dụng mặt bằng đồng thời giảm chi phí mua sắm các thiết bị phòng họp liên quan như: máy chiếu, điều hoà, bàn ghế, thiết bị âm thanh…
– Đảm bảo tính cách âm tốt: Vách ngăn di động có khả năng cách âm trên 5% bởi bên trong lõi vách thường được nhét một số vật liệu có khả năng tiêu âm tốt như: bông thủy tinh, cao su non, bông xốp… Bông thủy tinh được sử dụng nhiều hơn cả.
– Di chuyển chỉ với 1 thanh trượt: Sử dụng vách ngăn di động không cần thanh ray dưới để gia cố hay trượt. Sản phẩm trượt trên 1 thanh ray duy nhất bắt sát trần nhà, đảm bảo độ an toàn tuyệt đối.
– Giá trị thẩm mỹ: Vách ngăn di động có thể sử dụng nhiều loại bề mặt phù hợp với không gian văn phòng như gỗ, nỉ đặc biệt vách di động không sử dụng kính. Bề mặt gỗ màu vân tự nhiên, nếu là gỗ tự nhiên thì có thể được ghép vân tinh xảo, sống động. Bề mặt nỉ đa dạng về màu sắc, các màu phổ biến: xanh da trời, xanh lá, xanh đậm…
Vách di động không chỉ ngăn cách giúp tiết kiệm không gian, giảm chi phí mà sản phẩm còn đảm bảo tính cách âm tốt cho hội trường, văn phòng
Đặc điểm chất liệu của vách ngăn di động
Bản chất của vách ngăn di động chính là khả năng di chuyển bởi vậy các chất liệu tạo vách phải đảm bảo độ bền chắc, khả năng chịu lực, trọng tải lớn.
+ Ray nhôm: kiểu day nhôm alod chịu lực, hệ profile nhôm định hình nhập khẩu.
+ Bề mặt: có thể sử dụng gỗ melamine, gỗ veneer, aluminum, nỉ…
+ Lõi: thường được làm bằng xương gỗ thông đã xử lý có khả năng chống mối mọt và cong vênh, bề dày nhỏ nhằm mục đích giảm trọng lượng của vách đồng thời tăng độ cứng.
+ Phần rỗng của lõi được lót bông thuỷ tinh và sợi khoáng nhằm đạt khả năng cách âm cao nhất.
+ Gia cố treo ray bằng tyren và kết cấu thép chuyên dụng tạo độ chắc, chặc chẽ, thông số kém an toàn gần như không thể xảy ra.
+ Cấu tạo kết nối liên hoàn giữa cách tấm vách bằng hệ nhôm âm dương có luồn Zoang cao su chống va đập và tạo độ khít tối đa chống lọt âm.
Tham khảo thêm: Các loại vách ngăn di động phổ biến hiện nay
Các giá trị của vách ngăn di động
Giá trị kinh tế:
+ Sử dụng vách ngăn di động giúp tiết kiệm không gian, diện tích phòng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Người dùng có thể giảm thiểu được mức chi phí tối đa khi phải chi trả 1 khoản tiền lớn nếu xây 1 bức tường, thay vì sử dụng vách ngăn.
+ Không chỉ dừng lại ở đó để tạo nên tính đồng bộ và tiện nghi nhất cho khách hàng Nội thất Đức Khang còn sản xuất ra rất nhiều sản phẩm khối văn phòng, gia đình như: bàn ghế văn phòng, bàn ghế giám đốc Hòa Phát, giường, tủ quần áo…
Giá trị thẩm mỹ:
+ Bề mặt vách được tạo hình độc đáo với nhiều hoa văn họa tiết, đặc biệt đối với gỗ. Màu gỗ tự nhiên, nếu là gỗ Veneer còn có thể ghép vân tinh tế, với chất liệu bề mặt nỉ khách hàng có thêm nhiều lựa chọn về màu sắc như: xanh, xanh nước biển, xanh lá, đỏ đô… Đây chính là một trong những lý do Vì sao nên sử dụng vách ngăn di động cho không gian cần tính lưu động về diện tích.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về vách ngăn di động. Hy vọng rằng đây sẽ là những điều bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm, và cũng là những kiến thức cần tìm hiểu trước khi có ý định mua hàng.