Gỗ Veneer có những nhược điểm gì?

Gỗ Veneer có những nhược điểm gì?

Vách ngăn văn phòng dùng chất liệu gỗ Veneer là sản phẩm khá được ưa chuộng hiện nay, bao gồm cả vách ngăn dùng cho bàn làm việc và vách ngăn di động. Không phải ngẫu nhiên loại gỗ này được ưa chuộng như vậy trong các thiết kế nội thất, tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm dễ nhận thấy thì vách ngăn gỗ Veneer sẽ có những hạn chế nào.

Cùng điểm qua những ưu nhược điểm của chất liệu vô cùng sang trọng và đặc biệt này.

Bài viết liên quan:

Gỗ Veneer là gì?

Gỗ Veneer là một cái tên chất liệu gỗ mà hiện nay rất được ưa chuộng cho người dùng nội thất từ nội thất gia đình, khách sạn đến nội thất văn phòng. Chất liệu gỗ mang đến cho người dùng có một không gian đầy sự sang trọng, kiến trúc thẩm mỹ tinh tế…

Cấu tạo của gỗ Veneer gồm 2 phần:

– Phần cốt gỗ công nghiệp: Là các loại cốt gỗ cao cấp như finger, MFC, MDF… đã qua quá trình xử lý, tẩm sấy đúng quy cách đảm bảo độ bền cho sản phẩm.

– Bề mặt Veneer là một loại gỗ tự nhiên, được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên. Gỗ Veneer chỉ dày từ 1 Rem cho đến 2 mm là nhiều nên từ một cây gỗ bạn lạng ra được rất nhiều gỗ Veneer.

Xem thêm: Những giá trị thiết thực đến từ bàn làm việc gỗ MDF

Gỗ Veneer có những nhược điểm gì?

Nếu một cây gỗ tự nhiên có kích thước dày 300mm và rộng 200mm, dài 2500 mm thì sẽ lạng ra khoảng 1500 – 3000 m2 gỗ veneer, tùy từng loại hao hụt. Sau khi được lạng, những miếng gỗ sẽ được vệ sinh, “trải chuốt” cho đẹp và được dán trực tiếp lên các loại gỗ công nghiệp như gỗ MDF, gỗ ván dán, gỗ ván dăm…tạo ra nhiều sản phẩm nội thất đa dạng, phong phú và có thẩm mỹ tinh tế khác nhau. Với ưu điểm là được lạng trực tiếp từ gỗ tự nhiên nên bề mặt các loại gỗ công nghiệp được dán Veneer nhìn không khác gì so với gỗ tự nhiên.

Ưu điểm của gỗ Veneer

– Gỗ Veneer có giá thành rẻ và hợp lý với người tiêu dùng, một cây gỗ tự nhiên khi lạng ra thành gỗ Veneer có thể sản xuất rất nhiều bàn, ghế, các vật dụng nội thất về gỗ nhất là nội thất văn phòng như vách ngăn ốp gỗ Veneer, bàn văn phòng giám đốc, bàn họp cao cấp…

– Gỗ Veneer có bề mặt sáng, chống cong vênh và mối mọt rất tốt, có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, hoặc có thể chạy chỉ chìm … mà vẫn giữ được nét đẹp và hiện đại của mình.

– Nếu sử dụng cốt gỗ thịt được xẻ ra từ các cành cây nhỏ ghép đan chéo tay nhau (finger – ngón tay) để tạo ra độ dài, rộng thì gỗ veneer lại được biến thành gỗ tự nhiên hoàn toàn và rất bền, chắc chắn, đẹp mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.
Nắm bắt được xu thế khi việc sử dụng gỗ tự nhiên sẽ khiến cho nguồn tài nguyên cạn kiệt, con người đã tìm nhiều nguồn vật liệu thay thế và một trong số đó chính là gỗ Veneer.  Chính vì vậy, sự ra đời của gỗ Veneer góp phần bảo vệ được môi trường sinh thái, chống xói mòn rừng và những biến đổi khí hậu trên trái đất.

Nhược điểm của gỗ Veneer

Với rất nhiều ưu điểm vượt trội, gỗ Veneer ngày nay đã được sử dụng khá phổ thông trong việc chế tạo các sản phẩm nội thất, đặc biệt là với vách ngăn văn phòng và vách ngăn di động. Sản phẩm được tạo ra bởi gỗ Veneer cũng có tiến độ sản xuất nhanh hơn, tiết kiệm hơn và trọng lượng nhẹ hơn nhưng vẫn đảm bảo về tính kỹ thuật và thẩm mỹ làm hài lòng đa phần người sử dụng trên thị trường Việt Nam.

Về nhược điểm, do cốt gỗ của gỗ Veneer là gỗ công nghiệp nên nó không tránh khỏi được những hạn chế cố hữu của loại gỗ công nghiệp. Với đặc điểm gỗ Veneer là những lát gỗ được lạng từ gỗ tự nhiên có độ dày giới hạn nên cốt gỗ của sản phẩm nội thất là gỗ công nghiệp sẽ chịu nước kém, dễ bị sứt mẻ. Khi đã thành sản phẩm mà di chuyển nhiều thì dễ bị hư hỏng, rạn nứt. Chính vì vậy gỗ Veneer được nhiều người dùng, tuy nhiên phải được đặt ở những nơi quanh năm không bị tiếp xúc với nước và cố định, ít di chuyển.

Gỗ Veneer cũng có khả năng nóng cùng chịu lực tác động mạnh cũng kém hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp bề mặt Laminate, sau một thời gian sử dụng Venner có thể bị mối mọt, hoặc cong vênh tùy thuộc vào điều kiện môi trường sử dụng.