Phân loại, kích thước, cấu tạo tấm thạch cao Gyproc

Gyproc là tên gọi riêng của tấm thạch cao với thành phần chính là hỗn hợp bột, phụ gia và giấy chuyên dụng. Với những kích thước, cấu tạo khác nhau sản phẩm đáp ứng phù hợp với nhiều mục đích sử dụng của khách hàng.

Tấm thạch cao Gyproc tuy có sự phân tách rõ ràng về chủng loại, kích thước xong các tiện ích cuối cùng mà chúng mang lại đều được đánh giá cao về các giải pháp thiết kế nội thất hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo.

Tấm thạch cao Gyproc được chia thành 4 loại với kích thước, cấu tạo cụ thể như sau:

Tấm thạch cao tiêu chuẩn Gyproc

Phân loại tấm thạch cao Gyproc

Tấm thạch cao tiêu chuẩn Gyproc là vật liệu được sử dụng rộng rãi cho tường, vách ngăn và trần nhà

Kích thước, cấu tạo tấm thạch cao tiêu chuẩn Gyproc

Mặt hàng tiêu chuẩn bao giờ cũng được sản xuất với đầy đủ yêu cầu cơ bản, nhằm cung cấp trọn vẹn các chỉ số, thông số kỹ thuật, đặc tính cơ bản… và đối với tấm thạch cao Gyproc cũng vậy.

– Khổ tấm tiêu chuẩn có độ dày từ 9mm đến 12,7mm. Trong một số trường hợp cần đến sự cách âm hoặc làm tường vách, độ dày của tấm có thể lên tới 15.9mm

– Chiều rộng, chiều dài tấm gồm 2 kích thước: 1210 x 2425mm và 1220 x 2440mm, tấm lớn thường được làm tường hoặc vách ngăn.

Tấm thạch cao tiêu chuẩn là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong các khâu hoàn thiện nội thất, ứng dụng phổ biến cho tường, vách ngăn và trần nhà. Tùy vào mục đích sử dụng mà có những lựa chọn phù hợp về kích thước và độ dày tấm. Nếu bạn đang muốn lựa chọn sản phẩm cho gia đình bạn tham khảo các mẫu vách ngăn thạch cao đang được nhiều người yêu thích.

Cách nhận biết đơn giản nhất của sản phẩm là dựa vào màu sắc. Các tấm thạch cao tiêu chuẩn Gyproc thường có màu xám ngà, giấy tem màu xanh dương.

2. Tấm thạch cao chống ẩm Gyproc

Trong môi trường ẩm ướt hoặc liên tục phải tiếp xúc với nước như: nhà vệ sinh hay khu bếp, lúc này khổ tiêu chuẩn Gyproc với chất liệu giấy thường không còn tác dụng nữa. Một loại giấy có khả năng chống ẩm cao, kết hợp với các phụ gia trong lõi tấm sẽ là những giải pháp hàng đầu của tấm thạch cao chống ẩm Gyproc. Loại tấm này còn có thể sử dụng ở khu vực ngoài trời có mái che. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm các tấm vách ngăn vê sinh để phân chia không gian và tạo sự thông thoáng hơn cho phòng vệ sinh và căn bếp của bạn.

Phân loại tấm thạch cao Gyproc

Tấm thạch cao chống ẩm Gyproc sử dụng ở khu vực ngoài trời có mái che nơi môi trường ẩm ướt

Tấm thạch cao có đặc tính kháng ẩm tốt là nhờ có sự tăng cường các chất phụ gia trong lõi và phần giấy bọc bên ngoài. Sản phẩm được ứng dụng cho các hệ thống có không gian mở hoặc khu vực trần nhà vệ sinh. Các hệ vách thạch cao có dán gạch ceramic bên ngoài tại những khu vực ẩm ướt nhằm ngăn chặn không cho nước có cơ hội thấm sâu vào lõi.

Kích thước, cấu tạo tấm thạch cao chống ẩm Gyproc

  • Độ dày của các tấm thạch cao chống ẩm thường bằng với độ dày tiêu chuẩn ở mức từ 9mm đến 12,7mm.
  • Chiều rộng, chiều dài tấm có kích thước từ 1220 x 2440mm. Thêm nữa, bề mặt tấm thạch cao chống ẩm Gyproc có màu xanh rêu nhạt, giấy tem màu xanh rêu.

3. Tấm thạch cao chống cháy Gyproc

Đối với các khu vực làm trần hoặc vách có yêu cầu chống cháy cao như: nhà hát, quán bar, hội trường, văn phòng… sử dụng tấm thạch cao chống cháy Gyproc được cho là giải pháp an toàn nhất.

Phân loại tấm thạch cao Gyproc

Tấm thạch cao chống cháy Gyproc được dùng làm trần, vách cho nhà hát, quán bar, hội trường, văn phòng…

Nếu còn lo sợ chất liệu ảnh hưởng đến sức khỏe này bạn có thể xem thêm bài viết Sử dụng vật liệu thạch cao có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Kích thước, cấu tạo tấm thạch cao chống cháy Gyproc

Sản phẩm có thể chịu lửa trong vòng tối đa 240 phút kể từ khi bắt đầu hỏa hoạn, nếu như được lắp đặt đúng quy cách. Tấm thạch cao có được đặc tính này là nhờ đến sự tăng cường của phụ gia Micro Silica và sợi thủy tinh có trong cấu tạo lõi.

  • Độ dày tấm từ 12.7mm – 15.9mm, ứng với các kích thước: 1200 x 2400mm – 1220 x 2440mm.
  • Kích thước: 1200 x 2400mm – 1220 x 2440mm.
  • Về màu sắc: Các tấm thạch cao chống cháy thường có lớp giấy ngoài màu hồng, giấy tem màu đỏ.

4. Tấm thạch cao chịu va đập Gyproc Duraline

Trong những không gian, hệ thống tường, vách, trần hoặc làm mái che chắn cần yêu cầu độ bền bỉ cao và chống lại va đập lớn thì nên lựa chọn tấm thạch cao Gyproc Duraline.

Phân loại tấm thạch cao Gyproc

Tấm thạch cao chịu va đập Gyproc Duraline được dùng làm hệ thống tường, vách, trần hoặc làm mái che

Kích thước, cấu tạo tấm thạch cao chịu va đập Gyproc Duraline

  • Đặc tính: Lớp giấy ngoài đặc chủng có độ bền cao hơn 45% so với giấy thường (phiên bản tấm thạch cao tiêu chuẩn). Phần lõi tấm tỷ trọng cao với sợi thủy tinh và các phụ gia khác.
  • Màu Sắc: Lớp giấy ngoài màu vàng nhạt, giấy tem màu vàng
  • Độ dày: 13mm
  • Chiều rộng & dài: 1200 x 2400mm – 1220 x 2440mm

==> Tham khảo các mẫu trần thạch cao bán chạy của nội thất Đức Khang hoặc tổng hợp những loại la phông trần nhà thông dụng hiện nay

Hầu hết các tấm thạch cao trên thị trường hiện nay đều có sự tách biệt rõ ràng về chủng loại, xong phần lớn chúng đều có chung một tiện ích và được đánh giá cao về các giải pháp thiết kế nội thất hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo. Trên đây là 4 gợi ý về tấm thạch cao Gyproc, hy vọng bạn sẽ có những lựa chọn ưng ý phù hợp với mong muốn sử dụng. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua SĐT: 0981 686 887

Nguồn: vachnganvietnam.vn( Tổng hợp)