In decal tem nhãn Flexo trên chất liệu nào phổ biến?

In decal tem nhãn Flexo trên chất liệu nào phổ biến?

2 chất liệu chính sử dụng in decal tem nhãn bằng công nghệ Flexo là nhựa và giấy. Mỗi chất liệu đều có ưu – nhược điểm, tùy vào đặc điểm sản phẩm mà khách hàng lựa chọn chất liệu in phù hợp.

In Flexo (Flexography) là một phương pháp in trực tiếp dựa trên bản in nổi, mực in được cung cấp cho khuôn nhờ một hệ thống trục gọi là anilox. Với phương pháp in decal tem nhãn flexo, các phần tử in như hình ảnh, chữ viết sẽ nằm trên khuôn in cao hơn các phần tử không in. Chú ý là mọi hình ảnh và chữ viết trên khuôn in bắt buộc phải ngược chiều với trục cấp mực anilox. Sau đó, toàn bộ chữ viết, hình ảnh được ép lên vật liệu in.

1. Công nghệ Flexo có thể in tem nhãn bằng chất liệu nào?

Kỹ thuật in Flexo có thể in trên rất nhiều chất liệu: giấy, nilon, vải, thép, nhựa, xi bạc… trong đó giấy và nhựa là 2 chất liệu phổ biến nhất, sử dụng để in tem nhãn:

Chất liệu giấy

Chất liệu bề mặt tem nhãn giấy được dùng nhiều đó là giấy decal AL thường (Fascoat Plus) và giấy decal AL bóng (High Gloss Paper). Giấy AL thường là giấy không được tráng phủ bề mặt, có bề mặt nhẵn trơn, hơi bóng. Giấy AL bóng là loại giấy được tráng phủ bề mặt, giúp tem nhãn đẹp và thu hút hơn.

Điểm mạnh lớn nhất khi lựa chọn giấy làm chất liệu in tem nhãn decal đó chính là giá thành rẻ. Chi phí in tem decal giấy rẻ gấp 4 – 8 lần so với in tem nhựa giúp cửa hàng kinh doanh tiết kiệm ngân sách tối đa.

Ngoài ra decal giấy còn có một vài điểm mạnh khác như: dán được trên nhiều sản phẩm làm từ chất liệu: thủy tinh, gỗ, mica, nhựa…; dễ thiết kế tem với hình dáng theo yêu cầu; nội dung và hình ảnh in trên chất liệu giấy rõ nét, bắt mắt, gây ấn tượng với người mua.

Ngoài các ưu điểm vượt trội nêu trên thì decal tem nhãn giấy còn 1 số hạn chế nhỏ: dễ làm nhái, nhanh bị phai màu hoặc rách khi không lựa chọn chất liệu giấy tráng phủ, cán màng; dễ bong tróc, khi bóc ra thường để lại vết keo bẩn.

Để hiểu rõ hơn về dịch vụ in trên chất liệu này, bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài In tem decal giấy.

Chất liệu nhựa

3 chất liệu nhựa được ứng dụng nhiều để in tem nhãn gồm:

PVC

Tem nhãn nhựa PVC được sử dụng cho các sản phẩm thường xuyên di chuyển nhiều, dễ va đập bởi nó có ưu điểm chống trầy xước, chống rách, không thấm nước. Chất liệu tem nhãn này cũng sử dụng cho các hàng hóa như đồ đông lạnh, sử dụng làm tem nhãn chịu dầu….

PE (Polyethylene)

Nhựa PE hay Polyetylen có đặc điểm là bền, nhẹ, dẻo, cấu trúc tinh thể dễ thay đổi. Công thức hóa học của nhựa PE là (C2H4)n, được tạo ra từ phản ứng trùng hợp monome ethylene.

Một số đặc tính cơ bản của nhựa PE đó là không dẫn nhiệt và điện, không thấm nước, màu trắng hơi trong. Chất liệu này không bị tác dụng với kiềm, thuốc tím, axit.

Khả năng chịu nhiệt của tem nhãn nhựa PE lên tới 230 độ C. Thế nhưng, nó sẽ bị hư hỏng, căng phồng khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc các chất tẩy như Alcohol (các chất như rượu), Acetone (nước tẩy móng tay).

PP (Polypropylene)

Tem sử dụng chất liệu nhựa PP màu trắng trong suốt, dày khoảng 3mm. Loại tem này dùng để làm tem bảo hành, tem niêm phong phù hợp với nhiệt độ 80 độ C và không bị phai màu chữ trong hóa chất nhiệt độ cao.

Hiện nay tem nhãn nhựa được nhiều doanh nghiệp dùng nhờ mang nhiều thế mạnh vượt trội. Ưu điểm lớn nhất của decal nhựa là độ bền cao, thích nghi được với điều kiện khí hậu khắc nghiệt (mưa bão, nhiệt độ cao…) tốt, khó rách, khó bị trầy xước trong quá trình vận chuyển, nhờ vậy hàng hóa nguyên vẹn không bị xấu xí.

Mặt khác tem nhựa thường được sử dụng nhiều cho các mặt hàng cao cấp, như mỹ phẩm, nước hoa, đồ điện tử… Mực in lên nhựa bám tương đối tốt, rõ nét và nổi bật, tăng nét thẩm mỹ cho tem nhựa.

Tuy nhiên việc in decal nhựa cũng có điểm yếu đó là giá in tem khá cao. Mỗi tem nhựa giá chỉ 1 – 2 nghìn chúng ta không cảm thấy nhiều, nhưng nhân lên với con số vài chục nghìn tem thì lại là chuyện khác, chi phí in tem không hề rẻ, ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp.

2. Quy trình in tem nhãn bằng công nghệ Flexo như thế nào?

Quy trình in tem nhãn bằng công nghệ Flexo
Quy trình in tem nhãn bằng công nghệ Flexo

Các công đoạn in tem nhãn Flexo gồm :

Bước 1: Chế bản – xử lý file in

Chế bản file in là khâu quan trọng để quá trình in decal tem nhãn thuận lợi, không bị lỗi hỏng. Ở bước này, người thiết kế sẽ xử lý file xem có sai sót, lỗi gì không rồi tiến hành dàn trang, đặt màu CMYK. Các phần mềm được dùng để chế bản thường là: Adobe Acrobat, Illustrator, Corel Draw… và file hoàn chỉnh để output film có định dạng pdf.

Bước 2: Output Film

Áp dụng công nghệ CTF, toàn bộ dữ liệu số digital sẽ chuyển thành dữ liệu tương tự analog. Bản film thường có 4 film đại diện cho các màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow) và K (Black)… Đặc điểm của các film này là mang màu đen trắng.

Bước 3: Phơi khuôn in

Các tấm film sau khi hoàn thành sẽ được dán lên bản kẽm và đưa vào máy phơi kẽm. Các phần tử không in dựa theo nguyên lý quang hóa sẽ bị ăn mòn. Các phần tử in như chữ viết, hình ảnh sẽ bị ăn mòn 1 phần.

Bước 4: In Flexo

Cuối cùng các khuôn in được gắn vào khuôn. Sau quá trình chỉnh ốc màu để hình ảnh trên các bản kẽm ăn khớp với nhau về vị trí sẽ cho ra sản phẩm in (tem nhãn nhựa).

Máy in Flexo dùng để in tem nhãn decal
Máy in Flexo dùng để in tem nhãn decal

Nếu có nhu cầu in tem nhãn dựa trên công nghệ Flexo, bạn có thể tìm hiểu chi tiết về dịch vụ tại bài Giá in Flexo.

3. Ưu và nhược điểm công nghệ in tem nhãn Flexo?

Ưu điểm:

In tem bằng công nghệ flexo mang nhiều lợi thế:

  • Chất lượng in từ máy Flexo có thể đáp ứng nhiều nhu cầu in khác nhau như in thương hiệu, in logo, hình ảnh… với độ sắc nét tương đối.
  • Giá thành rẻ hơn khá nhiều so với in theo phương pháp Offset.
  • Mực in khô nhanh, rõ nét, màu sắc tươi sáng, sinh động
  • In được trên nhiều chất liệu khác nhau: giấy, nhựa, xi bạc, thép, nilon…
  • Khách hàng có thể test in thử trước để xem chất lượng tem nhãn trước, có sự điều chỉnh đôi chút trước khi quyết định in chính thức.
  • Tốc độ in nhanh, máy in công suất lớn, đáp ứng các đơn hàng cần gấp của khách hàng.
  • In tem dạng cuộn, phù hợp với máy dán tem nhãn tự động tại các nhà máy.

Nhược điểm:

  • Do mực bị dư từ trục anilox chuyển sang khuôn in và sang bề mặt giấy nên mực dễ bị lem qua các cạnh bên.
  • Thời gian tạo bản in lâu do đó chỉ phù hợp với in số lượng lớn.

Tem decal là bộ phận rất quan trọng trên bao bì của bất kì một hàng hóa nào. Trên những chiếc tem nhãn này có ghi những thông số kỹ thuật, thành phần, hướng dẫn sử dụng giúp người dùng nhìn nhận khách quan về sản phẩm, nắm rõ được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Thông tin càng rõ ràng chi tiết, sẽ càng tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng. Mặt khác tem nhãn sản phẩm cũng giống như một kênh quảng bá, tiếp thị hình ảnh cho công ty đến với người tiêu dùng.

Tem nhãn sản phẩm cũng là công cụ hiệu quả để các doanh nghiệp có thể chống lại nạn làm giả làm nhái sản phẩm kém chất lượng, giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng thật – giả thông qua những đặc điểm: thiết kế, màu sắc…

Để in tem nhãn giấy hoặc nhựa bằng công nghệ Flexo, quý khách hàng có thể tìm đến xưởng in Sơn Nguyên – đơn vị có tới 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn. Với hệ thống máy in hiện đại được nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc… cùng đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm cao, Sơn Nguyên cam kết cho bản in chất lượng với giá thành tốt. Mọi thông tin cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, khách hàng vui lòng liên hệ tới:

Công ty Cổ phần in Sơn Nguyên

Địa chỉ: Đội 8 Vĩnh Trung, Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội

Website: sonnguyen.com.vn

Hotline: 0979 26 22 30

Email: congtyinsonnguyen@gmail.com

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm: