Có lẽ nhiều người chúng ta đã quen với các tấm vách ngăn vệ sinh Compact với đặc trưng chống ẩm và chống nước vô cùng tốt, rất thích hợp sử dụng trong môi trường nhà vệ sinh. Vậy bạn đã bao giờ nghe đến vách ngăn MFC? Loại vách ngăn này cũng là một lựa chọn được nhiều nhà đầu tư ưu ái khi lắp đặt trong không gian vệ sinh.
Tìm hiểu về tấm vách ngăn MFC
Tại thị trường Việt Nam, có rất nhiều lựa chọn khi bạn muốn tìm kiếm một loại chất liệu để làm vách ngăn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư và nhà thầu đều khá ưu ái với chất liệu tấm Compact. Lý do đầu tiên chính là về chất lượng công trình, tiếp theo là sự tiện lợi, an toàn cho cả người sử dụng và thẩm mỹ cho không gian nhà vệ sinh. Nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ có một lựa chọn khi tìm kiếm vật liệu, vẫn có các loại vách ngăn khác rất tốt, tiêu biểu là gỗ MFC.
Vách ngăn nhà vệ sinh bằng gỗ MFC
Tấm vách ngăn MFC là vật liệu được sản xuất từ một loại gỗ công nghiệp, kết hợp với những hạt liên kết và keo công nghiệp. Các nguyên liệu này sẽ được nén dưới áp suất và nhiệt độ cao trong môi trường đặc biệt, bề mặt tấm được phủ một lớp melamine resine mỏng để bảo vệ tấm, tăng khả năng chống nước, chống ẩm, do đó tấm vách ngăn MFC được xem là “nhà vô địch” trong việc chống ẩm.
Thông thường, những loại gỗ công nghiệp thường được sử dụng trong lĩnh vực thiết kế nội thất, còn tấm vách ngăn MFC tuy cũng có nguồn gốc từ gỗ công nghiệp nhưng đa phần chỉ được sử dụng trong nhà vệ sinh. Bên trong gỗ công nghiệp sẽ có những hạt chống ẩm màu xanh giống các hạt lipon có nhiệm vụ hút nước, chúng còn có tên gọi khác là hóa chất chống ẩm cho gỗ công nghiệp. Vì vậy tấm vách ngăn MFC được các nhà thầu và kỹ sư đánh giá rất cao trong lĩnh vực thiết kế nhà vệ sinh, một không gian riêng tư rất đặc thù với độ ẩm thường xuyên ở mức rất cao.
>>>Xem các mẫu vách ngăn vệ sinh MFC TẠI ĐÂY.
Những ưu điểm của vách ngăn vệ sinh MFC
– Vách ngăn vệ sinh MFC có khả năng chống bụi bẩn rất tốt, rất dễ dàng lau chùi và vệ sinh. Phía ngoài vách ngăn được phủ một lớp nhựa mỏng, do đó bạn có thể dễ dàng vệ sinh bằng nước, chất tẩy rửa thông thường mà không lo bị bụi, mốc, rêu…
– Vách ngăn MFC có khối lượng rất nhẹ, cho nên dễ dàng di chuyển, lắp ráp, tháo dỡ giúp bạn vừa tiết kiệm công sức, thời gian thi công.
Vách ngăn MFC chống ẩm cực tốt
– Ngoài tính năng chống ẩm cực tốt, tấm vách ngăn MFC còn có khả năng chống trầy xước rất ổn, những lực tác động tương đối từ bên ngoài, tác động của hóa chất, chống va đập, hạn chế tối đa mối mọt, chống cháy tốt, vẫn giữ hình dáng nguyên vẹn ở nhiệt độ cao (65 độ C).
– Giá thành rẻ, hợp lý, rất phù hợp cho hầu hết công trình, dự án. So với tấm ngăn Compact thì vách ngăn gỗ MFC sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn rất nhiều.
– Đảm bảo độ bền cao, tính thẩm mỹ cao, đáp ứng các yêu cầu đa dạng về màu sắc, mẫu mã cho chủ đầu tư, nhà thầu, thích hợp với nhiều phong cách thiết kế. Vách ngăn vệ sinh MFC chính là lựa chọn dễ dàng và phù hợp với công trình của bạn.
Nhược điểm của vách ngăn vệ sinh MFC
Dù có khả năng chống ẩm vô cùng độc đáo nhưng nhược điểm “chết người” của tấm ngăn MFC chính là sợ nước. Nước sẽ ngấm trực tiếp vào vách gỗ, khiến cho tuổi thọ của chúng giảm đi rất nhiều, thậm chí gây mục nát, hư hại rất nhanh. Bạn có thể lau chùi bề mặt của tấm ngăn nhưng không được để chúng ngâm vào trong nước.
Ngoài MFC, Compact cũng là chất liệu thường được sử dụng làm vách ngăn vệ sinh. Để biết cách phân biệt hai vật liệu này, bạn có thể tham khảo bài viết Cách phân biệt vách ngăn vệ sinh Compact và MFC.