Tạo một góc làm việc, góc nấu nướng trong phòng khách nếu không khéo léo rất dễ làm vỡ bố cục, mất tính thẩm mỹ cho phòng khách. Những cách bố trí vách ngăn thạch cao cụ thể dưới đây sẽ giúp bạn phân chia và làm đẹp cho phòng khách một cách nhất.
Phân chia phòng bếp và phòng khách bằng vách ngăn thạch cao
Trong không gian thiết kế nội thất gia đình việc sử dụng vách ngăn giữa nhà bếp và phòng khách dường như là thiết kế điển hình thường thấy hiện nay. Nếu bạn sở hữu một căn phòng rộng, diện tích thoải mái thì việc phân chia không gian không là vấn đề lớn. Nhưng nếu thiết kế vách ngăn tượng trưng thì cần chú ý đến kết cấu không gian, nên sử dụng vách ngăn đơn giản có ít chi tiết và trang trọng sẽ giúp làm tôn thêm vẻ đẹp cho phòng khách.
Vách thạch cao với độ dày vừa phải, đường kẻ trang trí trên vách nhìn thoáng qua giống như một bức tường gạch màu trắng nhẹ nhàng, tinh tế. Không cần đến những hoạ tiết cầu kỳ, đặc sắc nhưng vẫn làm tôn lên không gian sang trọng và hiện đại. Diện tích phòng khách này không lớn nhưng vẫn trông vẫn rộng thoáng nhờ có vách ngăn thạch cao nhỏ gọn giữa bếp ăn và ghế sofa.
Xem thêm: Lựa chọn trần thạch cao phù hợp với phong thủy
Đối với ngôi nhà có diện tích nhỏ, đặc biệt là nhà chung cư thì mô tuýp thiết kế chung thường là phòng khách với bếp ăn liên thông nhau. Chính vì vậy khi chủ nhà muốn tạo không gian thẩm mỹ riêng đều phải cải tạo lại. Thế nhưng, xây tường cố định sẽ tốn kém, ảnh hưởng đến kiến trúc tổng thể của căn nhà vả lại mất khá nhiều thời gian dọn dẹp khi thi công xong. Do đó, vách ngăn thạch cao là lựa chọn số 1 bởi tính linh hoạt, dễ sử dụng, độ bền và tính thẩm mỹ.
Tạo góc làm việc kín đáo sau vách ngăn thạch cao
Nếu cần đến một góc làm việc trong phòng khách có diện tích không rộng rãi nhưng cũng không quá chật chội thì giải pháp đơn giản mà hiệu quả nhất là sử dụng một vách ngăn thạch cao làm tấm bình phong nghệ thuật để chia sẻ không gian sống.
Góc làm việc tại gia nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích nhưng vẫn đầy đủ chức năng như một văn phòng đa dụng với hệ thống kệ, giá, tủ tài liệu vô cùng rộng rãi phía sau.
Vách ngăn thạch cao này đặt sau lưng ghế sofa trong phòng khách và chạm đến trần nhà. Điều đặc biệt ở thiết kế vách ngăn này là tạo thêm 4 ô tường nhỏ để bày đồ trang trí và làm giảm đi sự góc cạnh thô cứng của bức tường ngăn. Đồng thời, khi ngồi sau bức tường này, bạn vẫn có thể nhìn ra phòng khách. Nhờ vậy, nó có thể tạo nên được sự thoải mái và tránh cảm giác cô lập cho chủ nhân của mình.
Ngoài ra cũng không ít gia đình lựa chọn vách ngăn kính cho không gian nội thất phòng bếp nhằm cải thiện ánh sáng, cách bố trí cũng không khác nhiều so với vách ngăn thạch cao nếu bạn quan tâm có thể tham khảo bài viết Bố trí phòng bếp với vách ngăn kính để có được những gợi ý thú vị ăn gian không gian phòng bếp thêm cao và rộng hơn.
Tạo không gian phòng ăn sau vách ngăn thạch cao trong phòng khách
Một ứng dụng sáng tạo cho nghệ thuật phân chia không gian bằng vách ngăn trong phòng khách nữa là thiết kế một phòng ăn mini sau bức vách. Đây là một giải pháp khá hay đối với những căn hộ chung cư hoặc nhà có diện tích hẹp. Chính vì vậy, vách ngăn thạch cao được lựa chọn cũng mỏng nhẹ hơn với mục đích là giúp không gian của bạn trông gọn gàng, rộng thoáng hơn bao giờ hết.
Phía sau bức vách thạch cao thời trang là một phòng ăn mini khá thoải mái cho 3 – 4 thành viên.
Với các ứng dụng thông minh, khéo léo trên việc tạo thêm không gian phong phú, đẹp đẽ và tiện ích ngay tại phòng khách đã không còn bị hạn chế. Bạn hoàn toàn có thể ứng dụng ngay các thiết kế này với hệ thống vách ngăn thạch cao kết hợp với giải pháp gia cố của Đức Khang.