Nứt và gợn sóng tại các vị trí nối là hai lỗi thường gặp ở trần thạch cao. Nếu không xử lý ngay nó ảnh hưởng đến chất lượng công trình và thẩm mỹ toàn bộ không gian của bạn.
Trần thạch cao hiện nay đang có mặt ở hầu khắp các công trình lớn nhỏ, nó được ưa chuộng không chỉ bởi chất lượng mà còn vì tính thẩm mĩ cao. Tuy nhiên có nhiều người còn băn khoăn trần, tường thạch cao có bền và chắc chắn không? thì bạn hãy yên tâm về điều đó, tuy là vật liệu nhẹ nhưng lại có độ bền và độ an toàn cao. Để đạt được tính thẩm mỹ cao thì nhà thầu thi công đã phải hết sức và tỉ mỉ trong từng thao tác.
Đặc biệt ở các mối nối trần thạch cao nếu thi công không cẩn thận thường xuyên xảy ra lỗi nứt hoặc gợi sóng làm cho trần nhà mất hết tính thẩm mỹ. Dưới đây là nguyên nhận và cách khắc phục các lỗi kể trên đơn giản mà hiệu quả cao nhất.
Các mối nối trần thạch cao nếu thi công không cẩn thận thường xuyên xảy ra lỗi nứt hoặc gợi sóng
Nứt tại các vị trí nối
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do trong quá trình tồn tại, sự thay đổi của độ ẩm theo mùa, tăng lên hạ xuống thất thường của nhiệt độ, và mối nối được xử lí không kĩ sẽ khiến trần bị nứt.
Để khắc phục tình trạng này cần phải sử dụng đúng chủng loại sản phẩm đã được thiết kế riêng để che phủ mối nối tấm thạch cao, bao gồm: băng giấy, bột xử lý mối nối chuyên dụng. Bên cạnh đó, cũng trong quá trình thi công trần thạch cao cần phải lưu ý và bố trí làm sao để các ty treo trần thạch cao không liên kết gần với các xà gồ mái tôn. Dưới tác động của gió và sự tăng giảm của nhiệt độ có thể khiến trần bị rung động nhiều.
Gợn sóng tại các vị trí nối
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là tại các vị trí mối nối trần thạch cao thường bị cộm lên thường là khoảng 2mm và rất khó để nhận ra nếu nhìn bằng mắt thường. Nhưng tại một số vị trí đủ ánh sáng và dễ để ý như cửa sổ, cửa ra vào, vách kính đón ánh sáng chúng ta có thể nhận thấy các vị trí này nổi lên.
Để xử lí mối nối trần thạch cao gợn song cần trét một lớp mỏng bột xử lý mối nối vào giữa hai mối nối
Để xử lí mối nối trần thạch cao gợn song cần trét một lớp mỏng bột xử lý mối nối vào giữa hai mối nối, rộng khoảng 60mm. Sau đó dán băng giấy lên bên trên lớp bột vừa trét. Tiếp đến thì dùng bay ép và miết nhẹ, từ từ để lớp bột bên dưới băng giấy tràn đều ra hai bên băng giấy. Các đầu vít thì trét bằng bột xử lí mối nối chuyên dụng. Phủ tiếp một lớp bột nữa lên bên trên băng giấy một lớp bột rộng chừng 60mm, sao cho nó có thể che bề mặt băng giấy là được.
Sau cùng chờ cho lớp bột thứ nhất khô đi và phủ tiếp một lớp bột nữa rộng chừng 80mm chồng lên lớp bột thứ nhất. Các tấm vuông cạnh thì cần bả đều mặt ngoài nhằm tạo mặt phẳng rồi dùng giấy nhám đánh nhẵn và lăn sơn hoàn thiện là xong nhưng tấm vạt cạnh thì chỉ cần dùng giấy nhám làm phẳng vị trí của mối nối và đầu vít rồi lăn sơn hoàn thiện luôn.
Như vậy với hai lỗi cơ bản thường xảy ra ở mối nối thạch cao bạn đã có được cho mình cách xử lý nhanh và hiệu quả, nó sẽ giúp bạn chủ động hơn khi xảy ra sự cố.