Những thông tin cơ bản về vách ngăn MFC và MDF

Những thông tin cơ bản về vách ngăn MFC và MDF

Vách ngăn MFC và MDF có thể là rất quen thuộc đối với bạn nhưng đôi khi nó lại là một thuật ngữ mới toanh đối với nhiều người. Để giúp các độc giả tránh được những bỡ ngỡ và có thêm những hiểu biết thiết thực về sản phẩm chúng tôi xin gửi đến bạn một số thông tin cơ bản về 2 loại vách này.

Bài viết sau đây sẽ mang tới cái nhìn sâu hơn về các sản phẩm vách vệ sinh mà bạn đang có nhu cầu tìm hiểu.

Bài viết liên quan:

1.  Vách ngăn vệ sinh MFC

Vách ngăn MFC được làm từ một loại gỗ công nghiệp làm nát nhỏ băm tể liên kết với keo công nghiệp và được ép nén thủy lực dưới áp suất  và nhiệt độ cao trong môi trường đặc biệt theo tiêu chuẩn của TFA, trên bề mặt được phủ một lớp melamine resine mỏng để chống xước, chống ẩm ướt.

Những thông tin cơ bản về vách ngăn MFC và MDF

Quy trình tạo vách ngăn vệ sinh

Để sản xuất ra các tấm MFC dạng thô thì các cây gỗ sau khi khai thác ngoài tự nhiên sẽ được băm nhỏ để tạo thành các dăm gỗ vụn và nát. Sau đó trộn keo công nghiệp và ép nén lại với nhau theo tiêu chuẩn nhất định để có được độ dày mong muốn mà người ta đã định sãn.

Sau đó đem vào máy cắt công nghiệp cắt thành các tấm và ứng dụng làm vách ngăn vệ sinh. Hoặc các tiêu chuẩn và kích thước nhất định đã được đặt trước đó và chuyển qua phủ Melamine resien lên bề mặt gỗ để có được vân gỗ đẹp tránh bề mặt bị xước và thấm nước có thể dán và ép Laminate lên bề mặt tấm MFC hoặc tấm MDF.

Các loại vách ngăn vệ sinh MFC

Thông thường vách ngăn vệ sinh thường có 2 loại cụ thể như sau:

– Dạng thông thường: được ứng dụng rộng trong việc sản xuất nội thất văn phòng như bàn, tủ sắt sơn tĩnh điện. Chúng mang đến cho không gian nơi đây sự hiện đại, sang trọng và tinh tế không kém gì các món nội thất được làm từ gỗ tự nhiên. Và một lưu ý nhỏ, nếu như sử dụng vách ngăn MFC cho các khu vực ẩm ướt thì nên sử dụng loại ván có khả năng chống ẩm là MFC đã được dán và ép keo với tấm Laminate, còn lại có thể sử dụng ván MFC tiêu chuẩn.

– Dạng chịu ẩm: Dùng làm vách ngăn trong nhà về vệ sinh. Bên trong tấm MFC có cấu tạo đặc biệt so với các sản phẩm MFC khác có lõi bên trong màu chấm xanh có khả năng chống chịu được môi trường ẩm ướt. Đây là đặc điểm nhận biết của tấm MFC chịu ẩm. Bởi các chấm xanh thực chất là hóa chất chịu ẩm được trộn lẫn vào keo ép ngay khi sản xuất tấm còn bề mặt sản phẩm thì hoàn toàn giống nhau giữa 2 loại tấm.

Phụ kiện kèm theo

– Hệ thống phụ kiện Inox 100% không rỉ sét được và được nhập khẩu từ những nước có công nghệ sản xuất tiên tiến như Đài Loan, Malaysia: Khóa, bản lề tự đóng, chân vách, móc áo, tay nắm, ke góc.

– Hệ thống phụ kiện kết cấu các thanh nhôm định hình ray, hèm, nối tấm, u bọc, u nóc.

Một số ưu điểm của vách vệ sinh MFC

– Có thể chịu ẩm tốt chống trầy xước và sự tác động của hóa chất, chống va đập, chống mối mọt, chống cháy tốt không cháy ở nhiệt độ 70 độ C.

– Có thể lau chùi bề mặt vách vệ sinh dễ dàng bằng nước và các hóa chất tẩy rửa.

– Dễ dàng vệ sinh, dễ dàng lắp ráp và tháo gỡ với các công cụ thông thường, thuận tiện vận chuyển, tiết kiệm thời gian vận chuyển cũng như thi công.

– Có độ bền và có tính thẩm mỹ cao, màu sắc cũng tương đối.

– Tiết kiệm được chi phí so với các sản phẩm cùng loại.

Chia sẻ nhỏ: Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin du học, xem thêm tư vấn du học Nhật Bản nhé.

2.  Vách ngăn vệ sinh MDF

MDF là viết tắt của từ Medium Density Fiberboard được sản xuất từ các loại gỗ vụn, nhánh cây cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó dược đưa vào máy nghiền nát ra lúc này gỗ chỉ là các sợi gỗ nhỏ cellulo. Các sợi gỗ này được đưa qua bồn rữa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa,.. Sau đó đưa vào máy trộn keo + bột sợi gỗ (cellulo) + chất kết dính + parafin wax + chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ để tạo thành sản phẩm.

Những thông tin cơ bản về vách ngăn MFC và MDF

Quy trình sản xuất MDF

Có hai kiểu quy trình sản xuất MDF: quy trình khô, quy trình ướt.

– Quy trình khô: keo, phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn -sấy sơ bộ. Bột sợi đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải -cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván đính sản xuất. Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép nhiều lần (2 lần). Lần 1 (ép sơ bộ) cho lớp trên, lớp thứ 2, lớp thứ 3 Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.

– Quy trình ướt: bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy (mat formation). Chúng được cào rải ngay sau đó lên mâm ép. Ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ.
Tấm được đưa qua cán hơi – nhiệt như bên làm giấy để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra…

Quảng cáo: Mời bạn tham khảo thông tin tư vấn du học Hàn Quốc để có được những thông tin cần thiết khi đi du học.

Các ứng dụng của vách ngăn MDF

Ứng dụng: Tùy theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia, người ta có:

– MDF dùng trong nhà (nội thất)

– MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.

– MDF mặt trơn: để có thể sơn ngay, không đòi hởi phải chà nhám nhiều.

– MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng (veneer).

Sở dĩ mà chúng tôi không đề cập đến các mục về ưu điểm, các phụ kiện kèm theo và chất liệu giống như vách vệ sinh MFC là vì giữa chúng có quá nhiều điểm tương đồng. Hy vọng với những thông tin hữu ích về vách ngăn vệ sinh MDF và MFC sẽ giúp ích cho bạn nếu đang có ý muốn thi công cho công trình của mình.