Xu hướng thiết kế trần thạch cao cho nhà mới không còn xa lạ đối với nhiều người. Ngoài những ứng dụng thực tế về khả năng cách âm, cách nhiệt, trần thạch cao còn là món trang trí nội thất mang tính thẩm mỹ cao, tạo cho không gian nhà sự sang trọng và hiện đại.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hỏng hóc cần phải sửa chữa do chịu ảnh hưởng từ các tác động từ ngoại cảnh, vật liệu này luôn tỏ rõ đặc tính khó trị, khó sửa và khắc phục lỗi. Để tránh những điều này mời bạn cùng tìm hiểu rõ những thông tin và lưu ý từ bài viết dưới đây để có những biện pháp xử lý nhanh chóng.
1. Giới thiệu chung về trần thạch cao
Trần thạch cao ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong xây dựng, dân dụng và công nghiệp do có đặc tính thi công nhanh gọn, không độc hại, không cháy, chi phí đầu tư rẻ. Với đặc tính nhẹ và công nghệ tạo bọt hiện đại, thạch cao không bắt lửa, không sinh khói bụi như một số loại vật liệu khác. Thạch cao còn rất bền, mát, tạo được hoa văn theo ý thích và không bị nấm mốc.
Sản phẩm được chia thành 2 loại: trần nổi và trần chìm.
– Trần nổi: Ở trần nổi thì dễ dàng tháo rỡ và sửa chữa. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của trần nổi không bằng trần chìm.
Trần nối được thi công bằng cách thả từ trên xuống từng tấm thạch cao được cắt ra có kích thước bằng khung định hình (khung định hình chữ L có thể bằng nhôm hay kẽm, nếu bằng nhôm sáng bóng thì không cần dán chỉ trang trí bên dưới để che, nhưng nếu là khung nhôm kẽm thì cần dán chỉ trang trí). Trần nổi có ưu điểm là nếu sau này cần sửa chữa điện, hay hư tấm nào có thể tháo ra thay tấm đó.
– Trần chìm: là trần được thi công bắt vít từng tấm thạch cao từ dưới lên. Khung định hình bằng nhôm kẽm chữ U được bắt vít gắn kết với nhau, sau đó người ta ghép từng tấm thạch cao (nguyên kích thước) vào. Trần chìm có ưu điểm là đẹp, tạo mặt phẳng hoàn thiện (không thấy mí ghép), có thể tạo nhiều hoa văn bằng cách cắt từng tấm thạch cao gắn vào hay bằng cách tô xi măng.
Trần chìm thường được đánh giá đẹp hơn trần nổi, mặt trần phẳng, có thể tạo nhiều hoa văn. Và nếu dùng xi măng tạo đường chỉ trang trí giúp trần đẹp và bền nhưng giá thành khá cao. Ngoài ra, trần chìm cũng rất dễ kết hợp với đèn trang trí, cắt, ghép, uốn cong… nên có thể thiết kế nhiều hình dạng và không gian khác nhau. Tuy nhiên khuyết điểm của trần chìm là không thể sửa từng tấm nếu trần hỏng hoặc ố màu. Bạn phải gỡ nguyên trần để sửa nhà.
Góc phong thủy: Bạn đang băn khoăn không biết nhà mình có hợp phong thủ hay không? Bài viết Những dấu hiệu cho thấy nhà hợp phong thủy là những gợi ý cơ bản giúp bạn tự xem phong thủy nhà ở mà không cần đến thầy phong thủy.
2. Những lưu ý khi sửa chữa
Sửa chữa trần thạch cao khi gặp phải sự cố thường không đơn giản như bạn nghĩ, nếu thực hiện sai các kỹ thuật và xử lý không triệt để dễ khiến hệ thống trần bị hư hỏng, thậm chí phải phá bỏ và thi công mới lại từ đầu. Để tránh những điều này bạn nên chú ý những điểm sau:
– Nếu trần nhà sau khi sửa chữa có bất kỳ vết nứt nào, trước hết bạn phải tìm ra nguyên nhân của vết nứt. Nên tìm hiểu nguyên nhân để chọn lựa cách khắc phục trước khi sửa lại vì nếu không rõ nguyên nhân thì sau một thời gian ngắn vết nứt sẽ xuất hiện trở lại.
– Đối với những vết nứt nhỏ trong khoảng ¼ inch trở xuống, dùng bột bả để lấp đầy vết nứt thay vì phải thay lại bằng các tấm thạch cao khác, cần lưu ý về sự chênh lệch màu sắc.
Tham khảo thêm: Ứng dụng trần thạch cao trong thiết kế nội thất
– Phải đảm bảo rằng hệ thống khung xương hiện tại là chắc chắn đối với tấm thạch cao mới được thay thế, Các miếng vá thạch cao mới không nhất thiết phải khít bằng kích thước của tấm đã được gỡ bỏ,tuy nhiên tỉ lệ cũng không nên quá chênh lệch, sau đó tấm thạch cao được thay thế sẽ được dính băng và bả lại cho chắc chắn.
– Khi thay thế các tấm thạch cao không nên chỉ bắt 4 góc của tấm thạch cao mà hãy bắt vít với khoảng cách 5 inch để có độ an toàn tốt nhất.
– Sau khi thay nên sử dụng băng dán chuyên dụng để dán các mối nối sau đó bả lại bằng bột bả để che khít các vết nối của tấm thạch cao cũ và mới với nhau rồi mới sơn như các tấm khác.
– Nếu trần thạch cao sử dụng các họa tiết hoa văn thì trước khi tháo gỡ tấm nào đó cần lưu lại hình ảnh để khi lắp đặt hoàn thành có thể vẻ lại các hình ảnh họa tiết đó cho đồng bộ với tổng thể. Như vậy sẽ không làm mất tính thẩm mỹ của thạch cao sau khi được tu sửa.
Trên đây là 6 lỗi cơ bản thường gặp khi sửa chữa trần thạch cao. Hy vọng góp được phần nào thông tin đến những bạn đang hoặc sắp sửa chữa lại trần thạch cao cho chính ngôi nhà của mình.