Mục đích chính của việc sử dụng vách ngăn kính trong buồng tắm là để phân chia rõ ràng giữa khu vực khô và ướt. Tạo ra sự liền mạch, thông thoáng, không bị hạn chế tầm nhìn thay vì sử dụng một loại vách ngăn khác, giúp cho căn phòng vốn nhỏ mà không bị chia vụn.
Sự phân chia này đảm bảo cho phòng tắm luôn sạch sẽ vì hạn chế được nước bắn ra ngoài và đọng lại sau khi tắm, giữ cho nền phòng tắm luôn khô ráo, sạch sẽ. Hơn nữa, vách kính này còn có tác dụng giữ ấm vào mùa đông, tránh gió len vào. Khi có nhu cầu cần lắp đặt vách bạn cần lưu ý những điểm sau:
Lựa chọn vách ngăn kính:
Có nhiều cách để lựa chọn vách kính, bạn có thể dựa vào chất liệu, dựa vào độ tương thích phù hợp không gian, dựa vào sở thích… Tuy nhiên, dù có dựa vào đâu thì bạn cũng nên quan tâm đến các tiện ích và độ bền bỉ sản phẩm.
+ Vách ngăn làm bằng Meka: Loại này có giá thành rẻ vì mỏng manh nhưng thời gian sử dụng khá ngắn và nhanh bị xuống cấp.
+ Vách ngăn làm bằng kính cường lực (loại tiêu chuẩn có độ dày 8 -10mm ): Loại này được đánh giá khá tốt về mặt chất lượng, có độ bền và vẻ đẹp gần như vĩnh cửu, giá thành cao rơi vào khoảng 800.0000 đến 900.000đ/m2.
Kính cường lực là kính được tôi ở nhiệt độ cao và làm nguội đột ngột do đó kính rất cứng ( những miếng nhỏ có thể cầm ném mà không vỡ ) và khi vỡ tạo thành các hạt trơn không nguy hiểm.
+ Vách tắm kính thường được làm bằng chất liệu là kính an toàn: loại kính này khi bị vỡ sẽ không rơi ra thành từng mảnh sắc mà vẫn dính kết tại chỗ nhờ một tấm plastic ở giữ nên sẽ hạn chế gây thương tích cho người dùng. Loại kính này cũng có khả năng chắn được những tia cực tím UV của ánh sáng mặt trời nên rất phù hợp với những bồn tắm lộ thiên.Đây là dòng sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất.
Cách lắp đặt vách ngăn tắm bằng kính:
Lắp đặt vách kính tuân theo các bước sau nhằm đảm bảo đúng quy trình, an toàn và hợp thẩm mỹ cho người dùng.
Bước 1: Khảo sát tại công trình lắp đặt.
Bước 2: Tiến hành đo đạc chính xác, tránh bị sai số thì khi lắp đặt cửa kính mới không bị sai.
Bước 3: Kiểm tra chất lượng kính.
Bước 4: Thực hiện thao tác đo vách, cách đo chuẩn là lấy từ mép ngoài vách 0,3cm để chôn bản lề.
Bước 5: Dọi chuẩn cùng độ vuông và độ phẳng của cửa để tránh vênh vặn cửa.
Bước 6: Khi lắp vách phải thẳng, kiểm tra độ phẳng của kẹp, siết đều và siết chặt các ốc vít, tránh lắp chệnh hướng hoặc không khớp.
Bước 7: Bơm keo, lau chùi cửa thủy lực cho sạch sẽ để đưa vào sử dụng.
Những điều chú ý:
– Kiểm tra tốc độ của bản lề, điều chỉnh van dầu hợp lý.
– Không được phép tháo hẳn van dầu tránh rò rỉ dàu.
– Bắt kẹp bán nguyệt vào các vị trí cần thiết trước (nhằm đảm bảo yêu cầu mỹ thuật và kỹ thuật).
Chú ý chất lượng của phụ kiện:
– Phụ kiện sản phẩm bao gồm: kẹp dính, tay nắm, khớp nối, giá đỡ… đều phải là những mặt hàng đảm bảo về chất lượng, tránh bị hỏng hóc trong quá trình lắp đặt.
– Cách nhận biết phụ kiện tiêu chuẩn: Thông thường nó sẽ được mạ bằng đồng, mạ crome và thép không gỉ. Các thiết bị này khi đóng mở không gây ra tiếng động và không bị han gỉ trong quá trình sử dụng.
Vệ sinh kính:
– Khi quét vôi lên tường nhà không may làm rớt vôi lên kính cửa, để lau sạch dùng khăn ướt trộn với cát để lau rửa kính, những vết vôi sẽ được lau sạch một cách dễ dàng.
Bạn có thể tham khảo thêm Mẹo hay vệ sinh và xử lý mốc ở vách ngăn kính.
– Lấy bột thạch cao hoặc bột phấn viết bảng hoà với nước xoa lên trên kính, sau khi khô, dùng khăn lau sạch, kính sẽ sạch và sáng.
– Kính dùng lâu ngày thường bị đen, dùng vải mịn bôi thuốc đánh răng vào để lau, kính sẽ sáng lại như mới.
– Khi kính bị dính vết bẩn lâu ngày hoặc vết dầu, dùng khăn ướt nhỏ một ít dầu hoả hoặc rượu trắng vào để lau, kính sẽ sạch và bóng trở lại.
– Khi kính bị dính sơn, có thể dùng vải nhung thấm một ít giấm ăn để lau, vết sơn sẽ sạch.