Vách ngăn vệ sinh là loại vách ngăn để phân chia phòng vệ sinh thành nhiều không gian khác nhau tạo sự kín đáo và chuyên nghiệp. Sử dụng vách ngăn đúng cách và biết bảo quản vách ngăn trong môi trường ẩm ướt là điều hết sức cần thiết.
Các chị em phụ nữ khi dọn dẹp nhà vệ sinh thường cọ rất kỹ càng và tỉ mỉ, nhiều người cho rằng dùng hóa chất, chất tẩy rửa để kỳ cọ nhà vệ sinh thì mới sạch sẽ và sáng bóng, điều đó đúng, nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Bằng chứng là khi lượng hóa chất được sử dụng quá nhiều sẽ khiến các vật liệu bị ăn mòn và đặc biệt là với vách ngăn nhà vệ sinh chân sắt, tình trạng hoen rỉ và phai màu sẽ xuất hiện, càng không tránh khỏi tình trạng ăn mòn, bào mòn trên bề mặt nếu chúng ta không biết cách bảo quản.
Sự liên kết giữa người thi công công trình và người trực tiếp sử dụng vách ngăn luôn có mối quan hệ mật thiết. Khi tiến hành lắp ráp các vách ngăn nên căn chỉnh độ hở, khít giữa các vách ngăn để người sử dụng có thể đóng mở một cách dễ dàng, ngược lại người sử dụng nên có ý thức trong khi sử dụng, không nên đóng cửa quá mạnh, đá cửa, đạp cửa.
Công dụng chính của vách ngăn là chống chịu nước tốt nhưng không vì thế mà chúng ta để bề mặt vách ngăn tiếp xúc quá nhiều với nước, khi cần lau chùi nên dùng khăn khô, hoặc khăn ẩm đã được vắt kiệt nước để lau, hoặc có thể dùng máy thổi bụi. Ngoài ra nên sử dụng chất liệu vải mềm lau tránh bị trầy xước bề mặt vách ngăn.
Vách ngăn được làm từ nhiều chất liệu khác nhau đảm bảo độ cứng, vững chắc, bền đẹp nhưng nó không giống như 1 bức tường, tránh leo trèo và đứng, ngồi trên vách ngăn. Đối với những khe vách ngăn nhỏ, dùng tay hay máy thổi bụi đều không sạch, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng lông mềm để đánh bụi các khe nhỏ.
Thường xuyên bôi dầu luyn vào các chốt cánh cửa để tạo độ trơn nhạy tránh tình trạng khô dầu khiến bề mặt tiếp xúc bị hoen rỉ và xe khít.
Hy vọng với những kinh nghiệm bảo quản trên khu vực nhà vệ sinh của bạn sẽ luôn được sạch sẽ và bền đẹp.
Tác giả: Xuân Trung