Vách ngăn vệ sinh được sử dụng rất nhiều trong các văn phòng, nhà hàng khách sạn. Trong môi trường ẩm ướt, bạn cần biết cách làm sạch chúng tránh vi khuẩn gây hại. Vậy làm sạch chúng như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Trong mỗi ngôi nhà, khu vực tắm và vệ sinh thường cùng nằm trong một không gian và đây cũng là vùng nhạy cảm nhất cần tới bàn tay của người phụ nữ. Bởi thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt nên đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây hại cho con người, nhất là với những gia đình có con nhỏ. Vậy làm thế nào để làm sạch tường, trần, vách ngăn vệ sinh… hiệu quả và tiết kiệm nhất? Dưới đây có thể là những mẹo hữu ích bạn cần tham khảo.
Diệt sạch vi khuẩn bằng dấm
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh trong vòng 7 giờ một con vi khuẩn có thể trực phân thành 1 triệu con và khi xả nước bồn cầu, vi khuẩn có thể bắn ra 4 – 5 m. Có thể thấy nếu sàn, tường, bồn cầu, vách ngăn… không sạch sẽ thì các loại vi khuẩn dễ dàng tấn công, gây nên các bệnh về đường ruột.
Vi khuẩn đương nhiên không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng nó luôn tồn tại. Để diệt sạch vi khuẩn ngoài việc sử dụng các loại dung dịch tẩy rửa có sẵn trên thị trường, bạn còn có thể tự chế cho mình một chất tẩy rửa khác, an toàn và rẻ tiền hơn bằng dấm ăn và baking soda. Bạn chỉ cần chuẩn bị một cốc dấm trắng và một thìa canh baking soda (một loại thuốc muối dùng trong nấu nướng, có thể mua ở các hàng làm bánh) rồi đổ cả hai thứ vào chỗ ố vàng, ngâm trong khoảng 30 phút, sau đó dùng bàn chải chà rửa sạch sẽ. Những vết ố vàng sẽ biến mất khiến bạn phải ngạc nhiên, và vi khuẩn đương nhiên cũng được diệt sạch.
Làm sạch nấm mốc
Vách ngăn chịu ẩm MFC, vòi sen, góc bồn tắm… trong phòng tắm, nhà vệ sinh là nơi thường xuyên ẩm ướt, vì vậy không thể tránh khỏi việc chúng bị lên mốc, đóng cặn. Trong trường hợp này, dấm ăn sẽ là cứu tinh cho nhà tắm của bạn. Phun dấm vào các bề mặt cần tẩy rửa, chờ dấm khô sau đó dùng giẻ kì mạnh, các vết mốc sẽ “bốc hơi” không còn vết tích.
Tẩy sạch trần, phần vách ngăn trên cao
Trần phòng tắm, nhà vệ sinh hay phần vách ngăn vệ sinh trên cao cũng là nơi rất dễ bị nấm mốc, tuy nhiên chiều cao của nó khiến nhiều người rất ngại dọn dẹp. Bên cạnh đó, nhiều người cũng e ngại hóa chất lau trần dễ nhỏ giọt và rơi vào người trong quá trình cọ trần. Tuy nhiên nếu hòa giấm trắng vào nước và dùng cây lau lau trần, chẳng những trần nhà sạch sẽ hơn mà bạn cũng chẳng phải lo bị các chất độc hại dính vào người.
Đánh bay các vết rỉ sét
Những vết rỉ sét đáng ghét làm cho phòng tắm, nhà vệ sinh của bạn trông kém phần sạch sẽ. Và điều đau đầu là những vết rỉ này bám rất dai, bạn có chà đỏ cả tay nó cũng chẳng chịu biến mất. Kem đánh răng chính là cứu cánh cho bạn trong trường hợp này. Bôi kem đánh răng vào vết rỉ sét, để chừng 10 phút rồi dùng bàn chải chà mạnh, những vết rỉ tự khắc sẽ bong ra để trả lại cho bạn một không gian sáng sạch như mới.
Những mẹo hay khác:
– Đối với sàn và tường lót gạch men bị ố vàng, các bạn dùng tro bếp pha 1 chút nước rồi chà nhẹ, để 5 phút, dùng bàn chải chà mạnh, vết ố sẽ đi ngay.
– Với những vết cặn bám vào kẽ sàn, hay bề mặt men sứ dùng vôi ăn trầu và nước oxi già để chà rửa.
– Trong trường hợp gạch bông cũ bị mờ xỉn hay nhà bạn sử dụng đá hoa cương, các bạn có thể lau sạch nhà bằng nước. Sau khi sàn nhà khô, trộn bột mì, bột gạo với dầu ăn, bọc vào một miếng giẻ và chà miết cho bóng.
– Với sàn đá mài hoặc sàn xi măng, dùng muối, giấm pha nước soda để chà rửa.
– Một cách khác nhanh chóng, tiết kiệm để vách ngăn chịu ẩm lúc nào cũng sạch khuẩn đó là, đổ 2 nắp nước nước tẩy rửa nhà vệ sinh chuyên dụng này vào xô 2.5 lít, dùng bàn chải chà những chỗ bẩn, sau đó dội sạch nước.
– Đối với các vách ngăn chịu ẩm bằng tấm compact hoặc vách ngăn MFC của nội thất Hòa Phát, những hiểu biết về vách ngăn MFC, Compact sẽ giúp bạn có thể dễ dàng lau chùi đúng cách.
Việc tẩy rửa hằng ngày bằng chất tẩy rửa chuyên dụng sẽ đảm bảo nhà vệ sinh sạch khuẩn, an toàn cho bé và cả nhà.