Vách ngăn vệ sinh MFC chịu ẩm với rất nhiều ưu điểm nội trội đang là sự lựa chọn của nhiều công ty, nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên có rất nhiều điều bạn chưa biết về chúng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại vách ngăn này nhé.
Bên cạnh tấm compact HPL, tấm MFC cũng là một vật liệu được sử dụng phổ biến trong việc sản xuất ra các vách ngăn vệ sinh. MFC (Melamine faced chipboard) là một loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ các hạt gỗ liên kết bởi keo công nghiệp và được ép dưới áp suất cao. Bề mặt được phủ một lớp melamine chống xước, chống nước.
Vách ngăn chịu ẩm MFC.
Dưới đây là những điều bạn cần biết khi chọn mua và sử dụng loại vách ngăn dùng vật liệu này.
Cấu tạo:
Bên trong tấm gỗ công nghiệp MFC được sử dụng làm vách ngăn vệ sinh MFC có cấu tạo đặc biệt so với các sản phẩm MFC khác, có lõi bên trong màu chấm xanh có khả năng chống chịu được môi trường ẩm ướt. đây gọi là các hạt hút nước, hay còn gọi là hóa chất chống ẩm cho loại gỗ công nghiệp này. Chính vì thế đây cũng chính là đặc điểm nhận biết của tấm MFC chịu ẩm với các loại gỗ công nghiệp thông thường, khi mua hàng bạn cần lưu ý bởi nếu ván gỗ MFC không có các hạt hút nước đó sẽ không có khả năng chịu ẩm, rất dễ mục nát trong môi trường ẩm ướt.
Kích thước chuẩn của vách ngăn vệ sinh MFC là độ dày 18mm và để có thể hoàn thiện tấm MFC thành vách ngăn bạn cần bộ phụ kiện Inox và hệ nhôm sơn tĩnh điện. Bộ phụ kiện Inox bao gồm: Chân tăng chỉnh, bản lề lò xo tự đóng, tay nắm, khóa, móc áo và ke góc…
Tham khảo thêm: Cách phân biệt vách ngăn vệ sinh Compact và MFC.
Những ưu điểm nổi bật:
Tấm MFC ngoài khả năng chịu ẩm còn có rất nhiều ưu điểm khác như:
– Dễ lau chùi bề mặt bằng nước và các hóa chất tẩy rửa.
– Dễ dàng lắp ráp và tháo gỡ với các công cụ thông thường, thuận tiện vận chuyển, tiết kiệm thời gian vận chuyển cũng như thi công.
– Chịu được sự tác động của hóa chất, chống va đập, chống mối mọt, chống cháy tốt, không cháy ở nhiệt độ 65 độ C
– Có tính thẩm mỹ cao, màu sắc của tấm MFC tương đối đồng đều so với nhà vệ sinh sử dụng vách ngăn vệ sinh Compact HPL.
– Tuổi thọ trung bình của tấm MFC là 7 năm.
Phụ kiện vách ngăn MFC.
Lưu ý khi sử dụng:
Để vách ngăn MFC có tuổi thọ cao, khi sử dụng cần lưu ý:
– Trong môi trường thường xuyên ẩm ướt như nhà vệ sinh, nhà tắm, tấm MFC cần phải được làm tăng khả năng chống chịu trong môi trường ẩm, ướt bằng cách thay thế keo công nghiệp thường bằng keo xanh có tính kháng nước cao.
– Để đảm bảo độ bền của tấm MFC, cần có các vật liệu hỗ trợ là nhôm U bọc và silicon. Ở tất cả các vết cắt của tấm đều được bo kín bằng nhôm U sau đó bơm tràn silicon. Như vậy là đã bịt kín con đường duy nhất mà nước có thể ngấm vào và phá hủy tấm. Nếu không bo bằng nhôm U và silicon thì trong quá trình sử dụng tuyệt đối không được xối nước trực tiếp lên bề mặt của vách gỗ MFC vì hơi nước và giọt nước sẽ động bên dưới tấm vách có thể ngấm vào bên trong gây mục nát tấm.
– Với tất cả các phụ kiện là Inox nguyên chất thì sẽ không bao giờ có hiện tượng rỉ sét, tuy nhiên cần lưu ý sau khi sử dụng chất tẩy để làm vệ sinh thì cần xả lại lần cuối bằng nước sạch để rửa trôi hết các giọt chất tẩy bám lại trên phụ kiện.