Sự thật kinh hoàng về chất liệu Pha lê theo phong thủy

Pha lê – hay còn được gọi là kính pha lê được ứng dụng nhiều trong các thiết kế nội thất làm: vách ngăn, vật dụng trang trí phòng khách, phòng ngủ… Về mặt thị giác, pha lê được nhìn nhận là chất liệu có độ trong suốt, tạo cảm giác thoáng đãng, sáng sủa, thậm chí còn rất long lanh với một vài kiểu pha lê có tạo hình đặc biệt nên được không ít người yêu thích và sử dụng.

Thế nhưng, không phải địa điểm nào trong ngôi nhà cũng thích hợp để sử dụng pha lê, có những địa điểm sử dụng pha lê sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp, bên cạnh đó lại có một số vị trí đặt pha lê phạm phải nguyên tắc phong thủy gây ra nhiều rắc rối, khó khăn cho gia chủ.

Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng pha lê hợp phong thủy trong bài trí và thiết kế nội thất.

Vách ngăn pha lê giữa phòng khách và phòng ngủ

Sự thật kinh hoàng về chất liệu Pha lê theo phong thủy

Phòng khách là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu giữa các thành viên trong gia đình và với khách đến chơi nhà, điều này là thuộc khuôn khổ “hành động” thuộc “dương”. Trái lại, phòng ngủ là nơi ngủ nghỉ, thư giãn cần đến sự yên tĩnh và không gian kín đáo thuộc vào “âm”. Điều này cho thấy sự đối lập về âm dương, sự mất cân bằng về âm dương, âm dương không hài hòa, mất cân bằng sẽ khiến cho tâm tư của người sống trong nhà thường bất ổn, ảnh hưởng không tốt tới yếu tố tinh thần và sức khỏe.

Hơn nữa, khi nhìn nhận trên góc độ thẩm mỹ, khoa học thì việc sử dụng vách ngăn kính giữa phòng ngủ và phòng khách hoàn toàn không hợp lý. Phòng ngủ là nơi cần đến sự kín đáo và yên tĩnh để nghỉ ngơi, ánh sáng sẽ chiếu thẳng vào phòng ngủ thông qua vách kính, hơn nữa mọi hoạt động trong phòng ngủ sẽ bị nhìn xuyên thấu gây ra cảm giác mất tự nhiên, bất an… Có 2 cách để hóa giải: Một là thay thế vách pha lê bằng 1 loại vách có chất liệu khác vách gỗ, hoặc vách nỉ, trong trường hợp không thể thay thế hoặc khắc phục có thể dùng rèm để che chắn, lựa chọn các loại rèm vải dày, màu trung tính hoặc màu tối để ngăn cản ánh sáng trực diện, cũng như đem đến sự kín đáo cần thiết.

Dùng chất liệu pha lê trong thiết kế nhà vệ sinh

Sự thật kinh hoàng về chất liệu Pha lê theo phong thủy

Nhà vệ sinh thông thường không được làm từ chất liệu pha lê, bởi đặc thù của kiểu nhà này là cần sự che chắn và kín đáo. Tuy nhiên, một số người thích sử dụng chất liệu pha lê cho nhà vệ sinh khép kín trong phòng ngủ nhằm tăng sự lãng mạn và thoải mái cho chuyện vợ chồng hoặc một vài mục đích nào khác. Tuy nhiên cách làm này lại không hợp về phong thủy.

Theo quan niệm của phong thủy học, đã là nhà vệ sinh thì dù sạch sẽ, gọn gàng tới đâu cũng chứa sát khí, bởi những chất cặn bã, ô uế đó vẫn còn tồn tại trong không gian. Hơn nữa, nó còn thuộc khí “âm” nên các mặt phòng vệ sinh cần đóng kín bằng tường chắn chắn, hoặc bằng các loại vách ngăn gỗ, nhựa, loại chất liệu bề mặt không xuyên thấu như pha lê.

Chú ý với sàn pha lê

Sự thật kinh hoàng về chất liệu Pha lê theo phong thủy

Sàn pha lê xuất hiện trong các thiết kế nhà hiện đại thời nay nhằm tạo ra sự đặc biệt, tạo điểm nhấn hoặc làm tôn lên nét đột phá mới, sự tráng lệ cho ngôi nhà. Thực tế là bạn đã từng đứng ngoài hành lang sàn pha lê (kính) trên một tòa nhà 68 tầng để ngắm nhìn thành phố? Điều đó thật sự là một trải nghiệm mạo hiểm dành cho những người sợ độ cao. Thậm chí, còn gây bất an và sợ sệt đối với nhiều người bình thường khác, khiến họ có cảm giác không thật mắt, nặng hơn có thể gây hoa mắt, chóng mặt và áp chế thần kinh, không tốt cho tâm lý con người. Phong thủy học cho rằng: Bề mặt sàn là nơi cần đảm bảo sự vững chắc và an toàn trong sinh hoạt, do đó nên tránh làm sàn bằng pha lê sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý của con người.

Tham khảo thêm: Lựa chọn trần thạch cao phù hợp với phong thủy

Sử dụng tường pha lê tạo điểm nhấn ở một số vị trí nhất định

Trong không gian nhà ở, tại một số vị trí nhất định thì “pha lê” lại trở thành điểm nhấn ấn tượng và đây cũng là cách để các kiến trúc sư thể hiện ý tưởng và khả năng bài trí nội thất khoa học, hợp phong thủy. Cũng là những bức tường bằng pha lê, nhưng kiểu tường này được bố trí dựa vào tường thật để tránh không gian thật giả không rõ ràng.