Vật liệu thạch cao và những con số thú vị

Vật liệu thạch cao và những con số thú vị

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan nhất về vật liệu thạch cao. Ngoài ra, những con số liên quan đến loại vật liệu này được đưa ra trong bài viết cũng sẽ khiến bạn bất ngờ. Hãy cùng chúng tôi khám phá những điều thú vị về loại vật liệu này nhé.

1. Tổng quan về vật liệu thạch cao

Tấm thạch cao là một trong những vật liệu phổ biến dùng để làm trần hoặc tường nội thất trong xây dựng gia dụng và thương mại. Vật liệu này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong xây dựng dân dụng và công nghiệp do có đặc tính thi công nhanh gọn, tính thẩm mỹ cao, không độc hại, không cháy, cách âm, cách nhiệt…

Thạch cao có bề mặt mịn, phẳng, đẹp mắt, dễ dàng trang trí và có độ cứng tốt, dễ dàng ghép nối các tấm lại với nhau, tường nhà và trần sẽ rất phẳng mịn. Hơn nữa vì bề mặt của tấm thạch cao mịn láng hơn tất cả các loại tường bê-tông nên nó tạo cho ngôi nhà một dáng vẻ vượt trội. Sau khi hoàn tất trang trí, có thể sử dụng sơn tay hay sơn xịt hoặc các loại trang trí khác như giấy dán tường hoặc gạch trang trí.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết Phân loại tấm thạch cao Gyproc để tìm hiểu thêm thông tin về loại thạch cao này.

Vật liệu thạch cao và những con số thú vị

Đặc tính hữu cơ của tấm thạch cao là mềm dẻo nên không bị nứt dù được sử dụng một thời gian dài, đó là một lợi thế đáng kể trong việc sử dụng tấm thạch cao cho các công trình xây dựng. Tấm thạch cao cũng có thể dễ dàng ứng dụng cho các trần nhà và tường có độ cong vênh. Khả năng cách nhiệt và cách âm.

Ngoài ra, tấm thạch cao có khả năng chống cháy và cách nhiệt rất tốt. Nó không hấp thu độ nóng và tỉ lệ dẫn nhiệt thấp hơn các loại vật liệu khác như bê-tông, gạch, kính… Do vậy tấm thạch cao có thể ngăn cản sức nóng và giảm đi năng lượng tiêu thụ cho hệ thống máy điều hòa.

Vì có đặc tính cách nhiệt nên tấm thạch cao được sử dụng rộng rãi cho trần và tường nội thất để ngăn ngừa hỏa hoạn. Hơn nữa, nó cũng rất thường được dùng như là phần bọc ngoài của các cấu trúc cao tầng nhằm ngăn ngừa thiệt hại trong trường hợp có cháy. Tấm thạch cao có khả năng chịu đựng được lửa trong hơn 3 giờ đồng hồ. Xem các mẫu trần thạch cao đẹp tại đây.

Một chức năng khác nữa là cách âm. Tấm thạch cao có khả năng làm giảm đi âm thanh từ khoảng giữa 35-60dB. Đây chính là lý do vì sao các rạp hát, nhà máy… thường chọn tấm thạch cao cho hệ thống cách âm.

2. Khám phá những con số thú vị liên quan đến chất liệu này

Vật liệu thạch cao và những con số thú vị

01 – Tuổi thọ của tường thạch cao tương đương nhà cấp 1

Nhiều người vẫn cho rằng tường thạch cao không bền chắc và có tâm lý không an tâm. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ chưa hoàn toàn phản ánh đúng về tường vách thạch cao. Thực tế tường thạch cao khá bền và an toàn, có tuổi thọ tương đương nhà cấp I nếu đặt trong điều kiện làm việc phù hợp. Một khảo sát nhỏ đã được thực bởi công ty Saint-Gobain Gyproc Việt Nam với cư dân tại các căn hộ như Keangnam. Hà Nội, Star Tower Hà Nội và Indochina Plaza Hà Nội, cho thấy hầu hết đều nhận được phản hồi tích cực từ các gia chủ sau khi sử dụng tường thạch cao. Một vài ý kiến cho rằng lúc đầu có cảm giác như tường thạch cao không chắc chắn. Tuy nhiên, thực tế sử dụng đã chứng minh điều ngược lai.

03 – Thi công nhanh gấp 3 lần so với tường gạch

Cụ thể, thời gian một người thợ thi công gạch đỏ trung bình một ngày thi công được từ 7-8 m2 (tường dày 110 mm), trong khi đó một người thợ thi công thạch cao một ngày thi công được 18-20 m2. Thay bằng việc đặt từng viên gạch lên tường, thi công thạch cao đơn giản hơn nhiều. Điều này giúp các gia đình tiết kiệm thời gian yêu cầu thi công nội thất. Ngoài ra, thi công thạch cao rất sạch chứ không cồng kềnh như tường gạch với nào là nước, xi măng, gạch, cát… Nếu nhà đã làm sàn gỗ, thì việc sử dụng tường thạch cao là rất hợp lý.

Vật liệu thạch cao và những con số thú vị

10 – Tường thạch cao nhẹ hơn tường gạch tới 10 lần

Một mét vuông tường gạch có trọng lượng khoảng 200 kg trong khi tường thạch cao chỉ nặng khoảng 20 kg. Đây là yếu tố quan trọng để góp phần xây nên những tòa nhà cao và an toàn hơn mà không cần phải gia cố thêm nền móng. Việc giảm nhẹ công trình cũng đồng nghĩa với việc giảm chi phí đầu tư xây dựng. Việc vận chuyển thạch cao cũng mà nhanh gọn hơn nhiều so với gạch, đá, xi măng cát.

49 – Cách âm của tường thạch cao có thể đạt 49 dB

Decibel là đơn vị đo lường cường độ âm thanh. Một hệ tường gạch nung có độ dày 110 mm chỉ có thể cách âm được  khoảng 36 dB. Trong khi đó, cũng độ dày 110 mm nhưng với cấu tạo tường 2 lớp và có khoảng rỗng bên trong, tường thạch cao đã đem lại khả năng cách âm lên tới 49 dB. Khả năng cách âm cao của tường thạch cao đem lại không gian yên tĩnh hơn, giấc ngủ ngon hơn.

100 – Thạch cao là vật liệu không nung và có thể tái chế 100%

Vật liệu thạch cao và những con số thú vị

Thạch cao là một trong số ít vật liệu có thể được tái chế 100%. Với khả năng này, thạch cao luôn được đề nghị sử dụng trong các công trình xanh và hiện đại. Khi mà con người ngày càng quan tâm tới việc bảo vệ môi trường thì thạch cao là nguyên liệu luôn được ưu tiên.

400 – Treo được đồ vật nặng một cách an toàn

Với việc sử dụng vít treo chuyên dụng và được thi công đúng cách, tường thạch cao có thể treo những vật treo có khối lượng nhẹ như ti vi, đồng hồ treo tường, khung tranh, máy lạnh… đến những vật treo có kích thước lớn và khối lượng lớn hơn như chậu rửa, tủ bếp… và thậm chí cả những vật treo có khối lượng rất nặng lên tới 400kg.

5000 – Thạch cao đã được sử dụng cách đây 5000 năm

Vật liệu thạch cao xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người. Người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng thạch cao để xây dựng kim tự tháp cách đây hàng 5000 năm. Cho đến nay, tấm thạch cao lại được lựa chọn ưu tiên trong thiết kế xanh và hiện đại nhờ tính thân thiện với môi trường và tỷ lệ tái chế cao.