Nếu mục đích mua hàng của bạn là nhắm vào độ bền đẹp, tuổi thọ trung bình sản phẩm thì việc quan tâm đến chất liệu được cho là yếu tố cần thiết nhất. Vách ngăn di động được chia thành nhiều loại theo chất liệu bề mặt: vách ngăn di động mặt gỗ Veneer, mặt phủ Melamine, Laminate, mặt bọc nỉ, mặt kính. Đặc điểm chung của tất cả loại vách này là khả năng di chuyển linh động, dễ dàng tháo lắp, vận chuyển, tiết kiệm diện tích, chi phí, hạn chế, giảm thiểu tiếng ồn, cách âm…Tuy nhiên, mỗi loại đều có những thế mạnh riêng và cụ thể như sau:
Vách ngăn di động bề mặt Verneer
Vách gỗ Veneer – loại vách được đánh giá cao về giá trị thẩm mỹ, độ bền đẹp và tính ứng dụng. Thực tế, gỗ Veneer là gỗ tự nhiên được lạng mỏng phủ trên cốt gỗ công nghiệp, lớp ngoài cùng sơn phủ PU có sự gắn kết chặt chẽ giữa các lớp thông qua lực nén trên nền nhiệt áp suất cao. Mặt gỗ tự nhiên, có khả năng chống thấm nước, trầy xước, ngăn ngừa oxi hóa, có thể ghép vân tinh tế, đa dạng về màu sắc tạo cho không gian trở lên sang trọng, thanh thoát, gần gũi với thiên nhiên. Hơn nữa, hệ thống phụ viện vách đều là những phụ kiện được nhập khẩu đảm bảo chất lượng gồm có: hệ thống bi đúc, hệ thống ray nhôm treo cố định, chắc chắn, có khả năng chịu lực trọng tải lớn.
Vách ngăn di động Veneer thích hợp cho việc ngăn phòng họp lớn thành các phòng nhỏ hơn, ngăn phòng hội trường lớn, trung tâm hội nghị, các nhà hàng, khách sạn cao cấp, ứng dụng trong thiết kế nội thất gia đình.
Vách ngăn di động bề mặt Laminate
Laminate (Formica) là chất liệu được đánh giá cao về độ bền đẹp và khả năng uốn cong các cạnh Forming, được chế tạo theo công nghệ HPL, cơ bản gồm 3 lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền) liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo Melamine (melamine resin) trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao giúp cho Laminate có tính năng chịu xước, chịu mài mòn tương đối tốt.
Tham khảo thêm: Những mẫu vách ngăn di động thiết kế cách tân.
Vách ngăn di động bề mặt Laminate bao gồm 2 phần: cốt gỗ MDF hay gỗ ván dăm, và mặt Laminate. Nếu sử dụng vách đối với những môi trường phải thường xuyên tiếp xúc với nước chúng ta nên dùng loại cốt MDF lõi xanh chống ẩm viền được dán kín bằng các loại nẹp bo không thấm nước.Tuy nhiên, loại vách này thường có giá thành cao hơn, nhưng khi xét về chất lượng và độ bền đẹp thì nó gần như là lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng.
Vách di động bề mặt Melalmine
Ván gỗ dăm phủ Melamine dùng làm vách ngăn di động có cấu tạo từ một bazơ hữu cơ có công thức hóa học C3H6N6 tạo thành từ 3 phân tử cyanamide (CN2H2). Melamine tan ít trong nước, có khả năng giải phóng Nito khi gặp nhiệt độ cao và được sử dụng làm chất chống cháy. Ngoài ra, nó còn có khả chống trầy xước, chấm thấm nước, ẩm mốc, ngăn ngừa oxi hóa, bề mặt nhẵn, dễ dàng vệ sinh lau chùi.
Vách di động bề mặt Melalmine gồm 2 phần: lớp ngoài là Melamine, bên trong là MDF (gỗ ván dăm) được ép liên kết với nhau tạo độ gắn kết chặt chẽ, bền bỉ và tuổi thọ trung bình kéo dài. Bởi vậy, loại vách này được đánh giá khá cao về độ bền, giá thành rẻ, nhiều mẫu mã để lựa chọn.
Vách ngăn di động Vải nỉ
Vải nỉ là chất liệu được dùng phổ biến trong thiết kế nội thất, ứng dụng nhiều cho các dòng sản phẩm như: bàn ghế sofa, ghế làm việc giá rẻ, vách ngăn văn phòng… trong đó có vách ngăn di động. Chất liệu chính tạo vách bao gồm: Lõi gỗ công nghiệp MDF mặt ngoài bọc vải nỉ nhiều màu sắc để lựa chọn. Đặc điểm nổi bật nhất của vách là khả năng cách âm, giảm âm và tiêu âm tương đối tốt, một phần do mặt vách bằng vải nỉ, phần khác do bên trong lõi vách có nhét bông thủy tinh – một trong những vật liệu khá tốt để ngăn cản, hạn chế tiếng ồn.
Ngoài ra, vải nỉ cũng được coi là một chất liệu đa dạng về màu sắc, bạn có thể dựa vào bảng mẫu màu để lựa chọn.Tuy nhiên, vách ngăn di động bọc vải nỉ cũng có những hạn chế nhất định là thấm nước, dễ mục nếu như đặt trong môi trường ẩm mốc quá lâu. Do đó, cần hạn chế thiết kế vách tại những địa điểm có độ ẩm cao.
Vách ngăn di động Kính
Kính cũng được sử dụng làm vách ngăn di động, thế nhưng loại chất liệu này ít khi được sử dụng hơn. Bởi kính có trọng lượng tương đối nặng, rất khó khi lắp đặt, vận chuyển, dễ vỡ. Tuy nhiên, trong các thiết kế văn phòng hiện đại, cần đến một không gian mở, vừa tiết kiệm diện tích, không bị che khuất tầm nhìn, nhằm tạo ra sự độc đáo, mới mẻ thì vách ngăn di động bằng kính vẫn được áp dụng.
Có 2 loại chất liệu kính thường được sử dụng: kính thường và kính cường lực. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng người ta thường dùng vách kính cường lực có độ dày khoảng 10 – 12 mm và thêm phần dán kính an toàn là 1,5mm. Trọng lượng mỗi m²:25Kg/m2 (TSG 10mm thủy tinh) và 30Kg/m2 (TSG kính 12mm & LSG 11,5 mm).
Trên đây là một số thông tin tổng hợp chất liệu vách ngăn di động, hi vọng bạn sẽ có những tham tham khảo bổ ích cho việc lựa chọn chính xác loại vách ngăn như mong muốn.