Chất liệu “thạch cao” có bền không?

Khi nói đến thạch cao không ít người nghĩ rằng nó tồn tại dưới dạng bột dùng làm phấn viết, đúc tượng… nên rất dễ bị vỡ vụn. Điều đó đúng hay sai?

Thạch cao trong xây dựng được sản xuất thành dạng tấm chất liệu chính được lấy từ đá hay còn được gọi là khoáng thạch cao (CaSO4.2H2O), loại khoáng vật trầm tích khai thác từ mỏ tựa như đá vôi. Sau khi được nung ở nhiệt độ cao từ 105-1500C để làm mất nước, sau đó mới đem nghiền thành bột thạch cao. Từ bột thạch cao người ta có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: y tế, mỹ nghệ, điêu khắc, đúc khuôn… và vật liệu xây dựng. Mỗi một ngành, thạch cao có ứng dụng khác nhau, riêng đối với ngành xây dựng đòi hỏi độ bền chắc và an toàn như đối với “trần thạch cao”.

Độ bền bỉ của thạch cao

Chất liệu “thạch cao” có bền không?

– Khả năng đông cứng: Nếu như sử dụng trong y tế, bột thạch cao được pha nước trộn thành vữa và quấn với “vải” bó bột cho những nạn nhân gãy xương. Sau 1 vài giờ bột khô, bạn sẽ có cảm giác cứng như đá sau khi chạm tay, thậm chí khi tháo bột phải dùng đến cưa để cắt.

– Khả năng chịu nhiệt, cách âm: Còn khi sử dụng trong xây dựng: Tấm thạch cao được nhận định và chứng minh có độ bền chắc tương đối tốt. Từ nguyên liệu thạch cao 100% thiên nhiên đưa qua lò nung ở nhiệt độ khoảng 1500C,sau đó thêm một số chất phụ gia như tinh bột, bông thủy tinh, sợi thủy tinh, K2SO4… nhằm tạo ra các tấm thạch chuyên dụng. Có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu xây dựng: tấm thạch cao chịu lửa, cách âm, cách nhiệt, kháng âm, trang trí với độ bền cao.

– Khả năng chịu lực: Độ bền chắc của thạch cao thể hiện ở khả năng treo vật nặng trên tường, vách. Qua thực nghiệm, bản thân tấm thạch cao có thể chịu được tải trọng treo tới 20kg/điểm; nếu có hệ khung gia cường bên trong, có thể treo vật nặng tới 400kg. Tức độ bền của thạch cao thỏa mãn mức độ chịu lực cao nhất theo tiêu chuẩn quốc tế BS 5234.

Ứng dụng đa dạng từ tấm thạch cao

Chất liệu “thạch cao” có bền không?

-Thạch cao làm tường vách:

Cần đến độ cứng tốt, chịu va đập mạnh, điều này được đảm bảo nhờ có hệ khung xương bằng thép mạ kẽm, ốp bên ngoài 2 mặt bằng tấm thạch cao Gyproc chuyên dụng chịu va đập dày 13mm và bắt vít những tấm này vào khung thép; ở giữa hai bề mặt của vách, đặt lớp bông khoáng dày 50mm. Riêng với loại tường này thường rất phù hợp làm tường vách ngăn thạch cao trong các khu vực công cộng như: chung cư tập thể, cao ốc, trường học, bệnh viện… những nơi thường xuyên phải chịu va đập và treo được các vật nặng.

– Thạch cao làm ốp tường trần nhà:

Do có sự gắn kết chặt, thạch cao ốp trần thường được ốp trực tiếp lên bề mặt để hoàn thiện bằng bột keo dán. Hoặc gắn khung thép vào tường thô, từ đó ốp tấm thạch cao vào và bắt vít. Tất nhiên, dù bằng giải pháp nào cũng sử dụng băng giấy dán xử lý mối nối, rồi sau đó dùng bột chuyên dụng pha nước trát phẳng bề mặt tường, vách.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Ứng dụng trần thạch cao trong thiết kế nội thất

Dùng tấm thạch cao ốp trần nhà vừa đảm bảo độ thẩm mỹ, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, thích nghi được nhiều kiểu thiết kế: uốn cong, cắt xén dễ dàng, cấu tạo được trần nổi – trần chìm, trần giật cấp… và luôn tạo được bề mặt nhẵn mịn, không gợn sóng; còn có thể ốp gạch, dán giấy hay sơn… trực tiếp lên bề mặt.

Chất liệu thạch cao được đánh giá là có độ bền tương đối tốt, nên lựa chọn và sử dụng các vật liệu phụ kiện đồng bộ từ: khung thép mạ kẽm, bột trát cho đến giấy dán xử lý mối nối… cũng phải là sản phẩm đồng bộ cùng thương hiệu hoặc thương hiệu có tên tuổi.