Khi thiết kế nội thất cho căn nhà, ai cũng mong muốn mình có được sản phầm hoàn thiện và như mong muốn nhất. Không chỉ phòng khách mới được chú trọng về yếu tố phong thủy, mà ngay cả phòng bếp, người ta cũng phải hết sức để ý đến vấn đề này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số gợi ý trong phong thủy phòng bếp của nhà ống.
Trong phong thủy phòng bếp nhà ống nói riêng và phòng bếp nói chung, khi thiết kế phải chú ý đển một số vấn đề như sau:
1. Hướng phòng bếp nhà ống có hợp phong thủy không?
Hướng đặt bếp rất quan trọng và cần được tính toán kỹ lưỡng ngay từ khâu thiết kế và xây dựng. Những điều cần lưu ý trong hướng phòng bếp cần lưu ý cụ thể là:
– Không thiết kế phòng bếp thẳng với cửa ra vào: Do đặc thù về hình dáng của nhà ống, nên hiện nay có rất nhiều mẫu nhà ống thiết kế bếp thẳng với của chính ra vào. Tuy nhiên, điều này là không hợp lý về mặt phong thủy lẫn sự thuận tiện trong cuộc sống.
- Theo các chuyên gia về phong thủy thì việc đặt bếp nhìn thẳng ra cửa sẽ làm ”tài phú đa hao” gây ảnh hưởng xấu đến tài chính tiền bạc của gia chủ. Hơn nữa, bếp thuộc hành hỏa nếu bố trí theo hướng này sẽ khiến chủ nhà tâm tính trở nên nóng nảy và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình.
- Với thiết kế phòng bếp thẳng với cửa chính thì người nấu nướng khó có thể quan sát được các không gian khác trong nhà. Điều đó khiến cho người đứng bếp gặp nhiều bất lợi như giật mình khi có ai đó đi vào, dễ bị phân tâm. Trong khi đứng bếp mà bị phân tâm thì có thể sẽ có nguy cơ xảy ra môt số những tai nạn như cháy thức ăn, té ngã hay thậm chí hỏa hoạn.
– Vị trí đặt bếp không nên đặt ngược hướng cửa chính hay đối diện với nhà vệ sinh, phòng ngủ: Theo phong thủy thì khi bạn nấu nướng thì nhiệt từ bếp sinh ra sẽ đi ngược trở lại phòng khách làm cản trở sinh khí của toàn bộ ngôi nhà. Nếu đặt bếp cạnh hay đối diện nhà vệ sinh thì uế khí có thể làm ảnh hưởng đến phòng bếp và các thức ăn trong phòng, từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình. Còn nếu bếp đặt gần phòng ngủ thì khí nóng từ phòng bếp cùng mùi dầu mỡ từ bếp có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mọi người trong phòng.
Lựa chọn hướng phòng bếp phù hợp
2. Màu sắc đồ nội thất phòng bếp nên lựa chọn và kết hợp như thế nào?
Sắc màu không chỉ ảnh hưởng lớn đến yếu tố thẩm mỹ của căn phòng mà cũng ảnh hưởng đến phong thủy. Khi xét về màu sắc trong nội thất, cần đối chiếu với tuổi và mệnh của gia chủ để lựa chọn màu sắc phù hợp.
Theo thuyết Ngũ Hành thì bạn có thể lựa chọn màu sắc cho các đồ nội thất như sau:
- Người mệnh Kim: Màu tương sinh của người mệnh Kim là Vàng, nâu đất. Màu hòa hợp là màu trắng, xám ghi. Nên hạn chế dùng các màu đỏ, hồng tím.
- Người mệnh Mộc: Màu tương sinh của người mệnh Mộc là Đen, xanh nước biển. Màu hòa hợp là xanh lục. Nên hạn chế màu dùng các màu trắng, xám, ghi.
- Người mệnh Thủy: Màu tương sinh của người mệnh Thủy là trắng, xám, ghi. Màu hòa hợp là đen, xanh nước biển. Nên hạn chế dùng các màu vàng, nâu đất.
- Người mệnh Hỏa: Màu tương sinh của người mệnh Hỏa là Xanh lục. Màu hòa hợp là màu đỏ, hồng, tím. Nên hạn chế dùng các màu đen, xanh nước biển.
- Người mệnh Thổ: Màu tương sinh của người mệnh Thổ là Đổ, hồng, tím. Màu hòa hợp là màu vàng, nâu đất. Nên hạn chế dùng các màu xanh lục.
Tuy nhiên, cần linh hoạt trong việc sử dụng màu sắc. Đối với những tông màu quá đậm và rực như đỏ, hồng thì không nên dùng tất cả các đồ nội thất đều có màu đó mà chỉ cần hài hòa giữa các màu.
Lựa chọn màu sắc phòng bếp theo mệnh của gia chủ
3. Bố cục của phòng bếp ra sao?
Nhà ống thường có đặc điểm là mặt tiền nhỏ, do đó khi thiết kế thì cần tính toán phân chia không gian hợp lý để vừa tận dụng được tối đa không gian, vừa không có cảm giác chật chội. Vì vậy, khi thiết kế phòng bếp, cũng có một số bí quyết nhỏ trong bố cục nhà bếp giúp cho không gian được như ý mà vẫn đảm bảo yếu tố phong thủy.
– Trong phòng bếp nên sử dụng những mẫu tủ bếp chữ I hoặc chữa L đặt sát vào tường để tiết kiệm không gian, giúp tận dụng được tối đa những góc chết. Có thể dùng một số loại tủ bếp treo để tiết kiệm không gian.
– Bàn ăn nên đặt ở góc khuất, tránh việc đối diện với cửa ra vào hay đối diện với bàn thờ. Nếu không gian bếp chật hẹp và gia đình bắt buộc phải bố trí ở những vị trí như vậy thì nên đặt lệch sang hai bên để tránh cùng nằm trên một đường thẳng. Bàn ăn cũng không nên đặt phí dưới xà ngang trên đầu. Khi lựa chọn bàn ăn, nên lựa chọn những loại bàn ăn có dạng hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình elip. Với các bàn ăn có cạnh thì nên trọn những bàn đã được mài nhẵn những góc nhọn đó.
– Các đồ dùng điện cần đặt ở nơi khô ráo và tránh xa nước để đảm bảo không bị chập điện hay cháy nổ.
– Do không gian hẹp nên việc sử dụng những bức tường để phân cách không gian có thể không hợp lý. Bạn có thể sử dụng một số loại vách ngăn làm nhiệm vụ nhăn cách không gian thay vì tường. Bạn có thể tham khảo thêm việc ngăn cách không gian ra sao tại bài Xu hướng vách ngăn phòng khách và bếp.