Cửa kính viền bọc khung nhôm gọi tắt là cửa nhôm kính được sử dụng rộng rãi trong các thiết kế nội thất: làm cửa chính, cửa đi, cửa sổ, vách ngăn… Đặt cửa tại những nơi có không gian đẹp, nhiều ánh sáng để đón thiên nhiên vào phòng sẽ giúp gia chủ có gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và đón nhận nhiều nguồn năng lượng mới.
Chọn hướng đặt cửa phù hợp
– Chọn hướng:
Nên chọn hướng có tầm nhìn xa như: khu vườn, núi, hồ, biển… để đặt cửa nhôm kính sẽ mang lại những cảm nhận thiết thực và gần gũi với thiên nhiên hơn. Nên sử dụng các loại kính khổ lớn, bỏ bớt hoa căn kèm theo và dùng khung cửa nhôm kính để làm tăng độ sáng cho khu vực cửa. Đối các khu nhà cao tầng nên sử dụng cửa kính cường lực để được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, cần chú ý tới khí hậu Việt Nam, nếu đặt nhà hướng tây hoặc đông thì không nên mở rộng cửa, vách kính quá lớn để giảm nhiệt độ, ánh nắng, cũng có thể dùng các biện pháp che nắng thích hợp.
– Chọn vị trí đặt:
+ Đặt trên mái nhà: Nếu lắp khung cửa nhôm kính trên mái nhà nhằm mục đích lấy ánh sáng thì nên tính toán đến kích thước cửa cho phù hợp. Đặc biệt, lưu ý về độ dày mỏng của kính, tránh bị chói sáng quá, hoặc bị hấp thụ nhiều nhiệt quá. Phần mái nhà thường là phần phải chịu nhiều nhiệt và bị nung nóng nhất trong tất cả các mặt của khối nhà do đó cần phải có những lựa chọn phù hợp nhất về chất liệu kính cho khu vực này.
+ Đặt tại các vị trí cửa: Nếu đặt cửa nhôm kính tại các vị trí cửa như cửa chính, cửa ra vào nên đặt ở các vị trí thuận lợi cho việc di chuyển, những nơi cần đến sự thông thoáng. Nó sẽ không phù hợp nếu đặt tại các phòng cần đến sự kín đáo như phòng ngủ, nhà vệ sinh… Tuy nhiên, cũng có thể đặt nếu như chúng ta sử dụng kèm theo mành rèm che bên trong cửa.
+ Đặt làm vách ngăn, hoặc tường vách: Nếu đặt một hệ thống nhiều cửa nhôm kính giống như một bức tường ngăn hoặc tường nhà cho các khu vực lộ thiên thì nên chọn chất liệu kính có độ sáng, và các thông số kỹ thuật an toàn chuẩn.
Một số lưu ý về kính:
Tùy vào mục đích sử dụng để có những lựa chọn chất liệu kính phù hợp. Các loại kính mỏng thường được lựa chọn đặt tại các nơi không yêu cầu khả năng chịu lực, chịu trọng tải lớn. Nhưng đối với những vị trí cần đến độ an toàn tuyệt đối như tường vách ngăn kính chịu lực hoặc sàn nhà kính thì cần phải sử dụng kính cường lực loại kính có độ chắc chắn và bề dày có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu. Đặc biệt đối với sàn kính:
– Mục đích sử dụng kính làm sàn nhà: Một phần của sàn nhà như tầng lửng, hành lang, chiếu nghỉ, bậc thang… có thể dùng kính cường lực làm sàn nhà. Trường hợp này nên áp dụng đối với nhà mặt thoáng lấy sáng tự nhiên ít, không có giếng trời. Khi đó ánh sáng sẽ xuyên suốt từ mái nhà, qua các sàn tầng dưới để chiếu sáng cho nhà. Hoặc có thể thiết kế cho những căn nhà chật hoặc chiều cao tầng thấp, hoặc chủ nhà muốn có cảm giác khác mới mẻ, khác. Sàn kính cũng có có thể đặt trên bể cá ngầm dưới nền nhà, đặt trên một nền trang trí (tranh cát, sỏi…). Kính sử dụng làm sàn phải là kính cường lực, có thể dùng kính trong suốt hoặc kính mờ, tùy vào từng vị trí sử dụng.
Tham khảo thêm bài viết: Cửa nhôm kính xu hướng mới trong phong cách thiết kế xây dựng
– Dùng kính làm vách ngăn: thông thường làm vách ngăn kính cố định, sử dụng loại kính có độ dày tiêu chuẩn. Vách ngăn kính là kết cấu ngăn chia nhẹ và linh hoạt, dùng để ngăn chia các phòng không có tính riêng tư để tạo cảm giác thoáng đãng, thân thiện hơn, hoặc để lấy sáng từ cửa sổ phòng này qua vách kính sang phòng khác thiếu ánh sáng.
– Một số ứng dụng khác: Kính còn được dùng rất nhiều làm vách cabin tắm đứng để ngăn nước giữa khu khô và khu ướt của phòng tắm, làm lan can cầu thang trong nhà chật hoặc làm lan can cho những ban công có hướng nhìn đẹp (lan can kính sẽ không làm cản tầm nhìn đẹp)