Những điều cần biết khi sử dụng gỗ công nghiệp làm vách ngăn

Những điều cần biết khi sử dụng gỗ công nghiệp làm vách ngăn

Cũng như hầu hết các sản phẩm nội thất khác trên thị trường, nguyên liệu sản xuất vách ngăn vệ sinh phần lớn cũng là các loại gỗ công nghiệp với cốt gỗ và bề mặt khá đa dạng.

1. Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp (Wood Based Panel) là những loại gỗ được sản xuất bằng cách sử dụng keo hoặc hóa chất công nghiệp. Thuật ngữ này dùng để phân biệt với gỗ tự nhiên – loại gỗ được xẻ trực tiếp từ thân cây gỗ. Nguyên liệu để sản xuất gỗ công nghiệp thường là gỗ tái sinh, cành ngọn của gỗ rừng trồng. Một số loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện này trên thị trường phải kể đến gỗ MFC với thành phần chính là dăm gỗ, ván gỗ MDF được sản xuất từ các sợi gỗ và một số loại gỗ ván ép, gỗ dán…

2. Khả năng chống mối mọt của gỗ công nghiệp so với gỗ tự nhiên?

Mối mọt là điều không thể tránh khỏi đối với bất kỳ sản phẩm gỗ nào kể cả công nghiệp hay tự nhiên. Tuy nhiên, bằng việc sử dụng keo và hóa chất trong quá trình sản xuất, gỗ công nghiệp hạn chế được ảnh hưởng của mối mọt một cách tối đa hơn.

3. Khả năng chống nước của vách ngăn vệ sinh làm từ gỗ công nghiệp?

Đây có lẽ là vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm nhất khi lựa chọn vách ngăn vệ sinh. Do làm bằng keo và hóa chất nên người ta tạo ra được các loại gỗ công nghiệp lõi xanh có khả năng chống ẩm tốt. Thành phần đặc biệt của loại gỗ này là các hạt hút ẩm, có thể kể đến loại vách ngăn vệ sinh nổi bật là MFC chống ẩm, compact HPL… Ngoài khả năng chống ẩm tốt, các loại gỗ công nghiệp này còn nó còn có rất nhiều ưu điểm như chống mối mọt, chống hóa chất, dễ lau chùi…

4. Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến

Cốt gỗ ván dăm MFC:

Những điều cần biết khi sử dụng gỗ công nghiệp làm vách ngăn

Đây là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su…), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành dăm và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly, cốt gỗ ván dăm có nhiều loại như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen… Kích thước tấm ván theo quy chuẩn: 1220mm x 2440mm.

Cốt ván dăm có đặc điểm là không mịn, nhìn bằng mắt thường bạn cũng có thể dễ dàng phân biệt các dăm gỗ. Đa phần các sản phẩm như bàn làm việc, tủ đều sử dụng loại cốt này.

Cốt ván dăm được chủ yếu được phủ nhựa Melamine (gọi là cốt gỗ MFC) tạo thành nguyên liệu phục vụ trong lĩnh vực nội thất văn phòng.

Cốt gỗ MDF:

Những điều cần biết khi sử dụng gỗ công nghiệp làm vách ngăn

MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Đây là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành bột và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Kích thước tấm ván: 1220mm x 2440mm.

Bạn có thể nhìn thấy sự khác biệt hoàn toàn giữa ván dăm và ván mịn. Đúng như tên gọi, ván mịn nhìn bằng mắt thường đều thấy được sự nhẵn nhụi, bằng phẳng của bề mặt cốt gỗ. Với công nghệ phức tạp hơn, nên MDF có giá trị cao hơn so với ván dăm.

Có 4 loại gỗ MDF được phân loại dựa theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia là:

– MDF dùng trong nhà (các sản phẩm nội thất).

– MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.

– MDF mặt trơn: để có thể sơn ngay, không đòi hởi phải chà nhám nhiều

– MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng (Veneer).

Ưu điểm của cốt gỗ MDF:

– Độ bám sơn, vecni cao do đó thường được sử dụng cho những sản phẩm nội thất cần nhiều màu sắc như phòng trẻ em, showroom…

– Có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc, dễ tạo dáng (cong) cho các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển đa dạng phong phú.

– Dễ gia công.

– Cách âm, cách nhiệt tốt.

Nhược điểm: Loại gỗ này có nhược điểm là màu sơn dễ bị trầy xước và khả năng chịu nước không tốt (đối với loại MDF thông thường)

Cốt gỗ HDF:

Những điều cần biết khi sử dụng gỗ công nghiệp làm vách ngăn

Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF là từ viết tắt của từ High Density Fiberboard.

Quy trình tạo nên gỗ HDF diễn ra như sau: Nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối, luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn. Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.

Cấu tạo cốt gỗ HDF

Với quy trình sản xuất hiện đại như vậy ván ép HDF có rất nhiều ưu điểm:

– Có khả năng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…

– Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.

– HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.

– Bề mặt nhẵn bóng và thống nhất.

– Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.

– Độ cứng cao.