Độ dày tiêu chuẩn của vách ngăn di động là bao nhiêu?

Độ dày tiêu chuẩn của vách ngăn di động là bao nhiêu?

Vách ngăn di động hiện nay phổ biến nhất là loại có độ dày 65mm, đây là độ dày tiêu chuẩn đối với vách ngăn di động với nhiều ưu điểm thường được các kiến trúc sư tư vấn cho khách hàng. Đây cũng được coi là hệ vách tiêu chuẩn được dùng nhiều nhất, kèm theo nó là các hệ vách khác như vách dày 85mm.

Trường hợp sử dụng bề mặt vách dầy áp dụng cho những công trình lớn, đáp ứng nhu cầu cách âm, tiêu âm, cản âm làm giảm tiếng ồn…Ngoài ra việc sử dụng này cũng tùy vào sở thích của nhiều chủ nhân. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu về vách ngăn di động và những thông số cơ bản của loại vách đang được dùng rất phổ biến này.

Với bề dày 65mm khối lượng vách được giảm trọng tải một cách đáng kể, giúp cho hệ thống vách được di chuyển một cách dễ dàng, quá trình vận chuyển thuận tiện, tháo lắp dễ dàng. Bởi vậy loại vách ngăn di động này, ngày càng được sử dụng nhiều và trở thành sản phẩm không thể thiếu trong thiết kế nội thất.

Độ dày tiêu chuẩn của vách ngăn di động là bao nhiêu?

Độ dày tiêu chuẩn đối với hệ vách ngăn di động VDĐ của nội thất Đức Khang dày 65mm.

Các mã sản phẩm vách ngăn dày 65mm của nội thất Đức Khang nổi bật là: VDĐ05, VDĐ03… Bề mặt có thể là Veneer, Laminate, Melamine…. theo yêu cầu của khách hàng. Khung vách làm bằng chất liệu nhôm định hình.

Một số loại vách ngăn di động có độ dày tiêu chuẩn 85mm có độ bền cao hơn, khả năng cách âm tốt hơn, tuy vậy giá thành cũng cao hơn hẳn. Những mã sản phẩm Đức Khang dày 85mm bao gồm: VDĐDK06, VDĐDK12, VDĐDK08, VDĐDK10, VDĐDK09, VDĐDK11, VDĐDK02, VDĐDK04, VDĐDK03, VDĐDK07, VDĐDK05…

Độ dày tiêu chuẩn của vách ngăn di động là bao nhiêu?

Hệ vách ngăn di động dày 85mm của nội thất Đức Khang VDĐĐK12.

Các thông số khác của vách ngăn di động

Chiều cao của vách từ sàn đến trần tùy thuộc vào độ cao của phòng. Chiều rộng thông thường 900mm – 1100mm. Kết cấu vách ngăn di động là kết cấu ray treo và trần bê tong có khả năng chịu lực kéo và lực xô ngang cao. Tấm vách treo vào ray nhôm định hình bằng hệ bánh xe đôi composite chịu lực.

Kết cấu tấm vách trong khung sắt 30×60 dày 1.2mm gắn bông thủy tinh cách âm. Xung quanh tấm vách bao bọc bằng khung nhôm định hình theo công nghệ Đài Loan. Đảm bảo chịu lực tốt và tính thẩm mỹ sản phẩm cao. Hệ thống khóa, thanh đẩy âm dùng để định vị tấm vách cố định giữa sàn và trần. Bạn nên tham khảo một số mẫu vách ngăn di động.

Hệ thống ray treo và bi:

Độ dày tiêu chuẩn của vách ngăn di động là bao nhiêu?

Vách ngăn di động khác với vách ngăn bàn làm việc ở chỗ nó có một hệ thống ray treo và bi khiến vách ngăn có thể di chuyển được.

– Ray định hình: Phần ray treo bắt trên trần nhà, được đúc bằng hợp kim nhôm tạo độ bền chắc nhưng lại rất nhẹ để giảm tải trọng trần. Trên ray có các râu nhôm đúc sẵn có tác dụng tạo các liên kết với các chi tiết khác của hệ thống.

Ray được treo bởi hệ thống tay treo và tay chống lắc. Tay treo một đầu bắn trực tiếp lên trần bê tông hoặc xà gồ sắt thông qua 1 bản mã sắt hình V75x75x5, một đầu liên kết với ray bằng bulong tại các khe định hình đúc sẵn trên ray. Tay chống lắc bắt xiên một góc 45º có tác dụng giữ ray không lắc ngang trong quá trình vách di chuyển. Với những công trình có khoảng cách từ trần xuống mặt ray lớn thì cần tạo một hệ thống giàn không gian chịu lực để đảm bảo cho quá trình treo và di chuyển của vách được chắc chắn.

– Bi: Là phần không thể thiếu nhờ có bi trượt mà hệ thống vách có thể chuyển động. Bi có các nhiệm vụ sau: Liên kết giữa tấm vách và ray treo. Đồng thời, bi cũng chính là một trong những bộ phận chủ yếu giúp vách chuyển động trượt trên ray.
Để đảm bảo nhiệm vụ trên thì bi phải có kết cấu vững chắc, chịu lực tốt, chuyển động nhẹ nhàng, trơn tru. Chính vì vậy, bi được thiết kế bao gồm 2 tầng, mỗi tầng bi tì lên 1 râu nhôm bố trí lệch nhau phía bên trong ray.Vòng bi được nhập khẩu Nhật Bản, bao quanh vòng bi là 1 lớp nhựa đúc và Inox chống vỡ.Với lớp nhựa đúc và Inox này, bi sẽ chịu được lực tì lớn hơn và chuyển động nhẹ nhàng hơn rất nhiều.