Thông tin tổng quan về vật liệu thạch cao

Theo các nhà khoa học, thạch cao là một trong những vật liệu xây dựng cổ nhất nhưng lại là vật liệu hiện đại nhất. Vì sao như vậy? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải trong bài viết dưới đây.

1. Thạch cao xuất hiện từ bao giờ?

Vật liệu thạch cao xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người. Người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng thạch cao để xây dựng kim tự tháp cách đây hàng 5000 năm. Cho đến nay, tấm thạch cao lại được lựa chọn ưu tiên trong thiết kế xanh và hiện đại nhờ tính thân thiện với môi trường và tỷ lệ tái chế cao.

Để hiểu rõ hơn về vật liệu thạch cao bạn nên tham khảo bài viết Vật liệu thạch cao và những con số thú vị.

Thông tin tổng quan về vật liệu thạch cao

2. Vì sao thạch cao ngày càng được sử dụng phổ biến?

Khả năng cách nhiệt và cách âm

Tấm thạch cao có khả năng chống cháy và cách nhiệt rất tốt. Nó không hấp thu độ nóng và tỉ lệ dẫn nhiệt thấp hơn các loại vật liệu khác như bê-tông, gạch, kính… Do vậy tấm thạch cao có thể ngăn cản sức nóng và giảm đi năng lượng tiêu thụ cho hệ thống máy điều hòa.

Vì có đặc tính cách nhiệt nên tấm thạch cao được sử dụng rộng rãi cho trần và tường nội thất để ngăn ngừa hỏa hoạn. Hơn nữa, nó cũng rất thường được dùng như là phần bọc ngoài của các cấu trúc cao tầng nhằm ngăn ngừa thiệt hại trong trường hợp có cháy. Tấm thạch cao có khả năng chịu đựng được lửa trong hơn 3 giờ đồng hồ. Click tại đây để xem các mẫu trần thạch cao hiện đại nhất.

Một chức năng khác nữa là cách âm. Tấm thạch cao có khả năng làm giảm đi âm thanh từ khoảng giữa 35-60dB. Đây chính là lý do vì sao các rạp hát, nhà máy… thường chọn tấm thạch cao cho hệ thống cách âm.

Thẩm mỹ

Vách thạch cao Gyproc có bề mặt láng mịn hoàn hảo, khả năng tạo hình linh hoạt cho các nhà thiết kế kiến trúc có thể thỏa sức đưa ra các giải pháp thiết kế sáng tạo nhất.

Thông tin tổng quan về vật liệu thạch cao

Chống cháy

Khả năng chống cháycủa một hệ thống tường thể hiện qua 2 yếu tố: cách nhiệt và bền vững. Trong một đám cháy nhiệt độ thường khoảng 1400oC, bức xạ nhiệt sẽ giết chết chúng ta trước khi lửa bén tới. Với đặc trưng hệ số dẫn nhiệt thấp nên tính cách nhiệt của hệ tường thạch cao ưu việt hơn hẳn tường gạch truyền thống, kết hợp với bông thủy tinh và Micro Silica trong lõi thạch cao nâng cao tính bền nhiệt giúp cho hệ thống này có khả năng chống cháy từ 60- 120 phút, và lên đến 240 phút cho hệ thống chống cháy đặc chủng.

An toàn, dễ lắp đặt và thân thiện với môi trường

Không độc hại

Tấm thạch cao không chứa hỗn hợp amiăng và chất gây ung thư. Trong trường hợp hỏa hoạn, tấm thạch cao sẽ không sản sinh ra khí độc hại. Vì thế tấm thạch cao bảo đảm một môi trường khỏe mạnh và an toàn.

Dễ dàng lắp đặt

Tấm thạch cao có thể dễ dàng lắp ráp với khung thép, khung gỗ hoặc có thể dễ dàng ghép vào tường bê-tông bằng một hợp chất keo dính (Dri-wall Adhesive), đồng thời dễ dàng sửa chữa với những nơi bị hư hỏng mà không phải thay toàn bộ tấm, giúp tiết kiệm thời gian cũng như kinh phí.

Trọng lượng nhẹ

Trọng lượng tấm thạch cao chỉ vào khoảng 6.5-9.5kg/m2, rất dễ dàng vận chuyển, xử lý hoặc lưu kho mà không cần phải thay đổi kết cấu.

Thông tin tổng quan về vật liệu thạch cao

Phù hợp với điều kiện khí hậu

Xét thêm điều kiện khí hậu, vật liệu thạch cao là một trong những loại vật liệu thích hợp nhất. Việt Nam là một nước khí hậu nhiệt đới, lại đang rất thiếu điện sinh hoạt nhưng hầu hết các loại vật liệu xây dựng hiện nay đều chưa đảm bảo cách nhiệt tối ưu cho tường ngoài, nhiệt lượng thất thoát ra ngoài là rất lớn. Muốn đảm bảo tiết kiệm năng lượng lại phải xây tường dày, như thế hiệu quả kinh tế sẽ không cao. Tường thạch cao với hệ số dẫn nhiệt rất thấp, kết cấu tường gọn nhẹ là phương án thay thế tốt nhất cho tường gạch truyền thống.

Quảng cáo: Bạn dành thời gian quá nhiều cho công việc, không có thời gian đến trung tâm học thêm ngoại ngữ, tham khảo học tiếng Nhật trực tuyến xem nhé.

3. Những lưu ý khi dùng thạch cao

Tấm thạch cao là loại vật liệu kỵ nước. Do vậy, trước khi thi công cần phải kiểm tra toàn bộ mái và hệ thống nước trong nhà, tránh sự rò rỉ của nước xuống hệ thống trần và tường thạch cao. Trần thạch cao có tính bền vững, nếu thi công đúng kỷ thuật, tuổi thọ trung bình của trần thạch cao trên 10 năm.

Mặt khác, thạch cao vẫn bị co ngót vật liệu, cho nên phải chấp nhận hiện tượng nứt trần ở các chỗ trét mastic khi thi công trần khung chìm hoặc tường nội thất. Những vết nứt này có khi chỉ giống như một sợi tóc chạy ngang, nhưng sẽ tạo sự khó chịu cho chủ nhân và lâu ngày vết nứt sẽ lớn dần, mất thẩm mỹ. Do vậy đễ hạn chế hiện tượng này, cần phải thi công đúng yêu cầu kỹ thuật, xử lý mối nối giữa hai tấm thạch cao bằng bột chuyên dùng, trong trường hợp cần thiết, nên tham khảo ý kiến của nhà phân phối.